Tắt mic, hư cam, mất kết nối… lớp học online có đang trở thành những ô vuông vô cảm?

Hầu hết tất cả những lớp học trực tuyến chỉ còn là những ô vuông đen chìm trong im lặng cùng tiếng nói một chiều từ người giáo viên.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát thì hình thức học trực tuyến qua các nền tảng Internet trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu để có thể duy trì hoạt động học tập. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn rất nhiều những hạn chế khi sự kết nối giữa giáo viên và người học hầu như bị gián đoạn bởi rất nhiều lý do.

Điều này chẳng ai mong muốn nhưng đáng nói nhiều người lại lấy đây làm cớ để lẩn trốn việc học tập hay không quan tâm đến bài giảng. Thay vì có những tranh luận và trao đổi, thì nhiều học sinh và sinh viên có xu hướng im lặng trước mọi vấn đề học tập, thậm chí làm việc riêng trong giờ học online.

Xu hướng học online "vô cảm" của nhiều người

Gần như nhiều người học trực tuyến chỉ còn nghe bài giảng theo hướng một chiều, mà chẳng có bất kỳ sự trao đổi nào và khi đứng trước những câu hỏi của giáo viên. Ngay cả khi gọi đến tên bản thân thì lại có rất nhiều lý do để bao biện và đổ lỗi cho sự không quan tâm bài học của mình.

tat mic hu cam mat ket noi lop hoc online co dang tro thanh nhung o vuong vo cam - anh 0
Nhiều người lựa chọn im lặng để tiếp nhận thông tin một chiều

Điều này không khó để bắt gặp ở các lớp học trực tuyến hay những diễn đàn mạng xã hội, các bạn trẻ cũng đã cho thấy xu hướng học tập mùa dịch có phần tiêu cực này. Từ những điều trên mà lớp học đang dần bị "vô cảm" bởi chính những tác động của mỗi cá nhân. Mọi thứ trở nên im lặng đến đáng sợ, chỉ còn lời nói của giáo viên cùng những ô đen không rõ là ai.

Yêu cầu sử dụng camera trong lúc giảng bài là không bắt buộc bởi điều này sẽ giúp đường truyền trở nên được ổn định hơn, nhưng đây cũng chính là điều kiện cho rất nhiều cá nhân trở nên lười và sao nhãng trong việc học tập. Một tiết học có thể kéo dài trong nhiều giờ thì vấn đề này là không tránh khỏi, điều mà nhiều quan tâm là các bạn đang có xu hướng "học tập ảo", tức là chỉ bật thiết bị lên và làm những việc riêng của cá nhân, nổi bật là ngủ.

tat mic hu cam mat ket noi lop hoc online co dang tro thanh nhung o vuong vo cam - anh 0
Xu hướng tắt camera đang khiến sự mất kết nối gia tăng

Lựa chọn tắt camera trong suốt các giờ học càng làm gia tăng sự mất kết nối khi giáo viên không thể có được những cảm xúc cụ thể từ cảm nhận trên gương mặt của học sinh, khiến bài giảng cũng sẽ trở nên nhàm chán. Vấn đề sẽ gây ra những tác động không hề nhỏ đến chất lượng giáo dục bởi trên thực tế việc học tập online cũng mang đến nhiều hiệu quả tích cực nếu có sự chấn chỉnh và chủ động của mỗi cá nhân.

Những trở ngại về tâm lý đang khiến việc học online khó khăn

Ngoài những tác động do đường truyền không được đảm bảo thì tâm lý ngại ngùng trước đám đông cũng khiến nhiều người lựa chọn tắt camera. Đối với những bạn sinh viên tự tin hay các học sinh mạnh dạn thì điều này cũng rất bình thường nhưng với đa số nhiều người việc bật camera trong một lớp học mà toàn những ô vuông đơn sắc như thế lại là chuyện khác thường.

tat mic hu cam mat ket noi lop hoc online co dang tro thanh nhung o vuong vo cam - anh 0
Tâm lý ngại ngại ngùng khi bật camera đang dẫn đến xu hướng im lặng của nhiều người

Trong thời đại mà con người đang dần chuyển hướng sang giao tiếp bằng lời nói qua điện thoại hay tin nhắn, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đã làm nhiều người khó khăn trong việc phải đối mặt trao đổi cùng nhau. Mọi thứ dần trở nên nặng nề trong suy nghĩ gây ra những áp lực tâm lý, từ đó mà những thói quen xấu cũng bắt đầu được hình thành.

Bất kể một vấn đề nào khó khăn với chúng ta thì cũng cần có thời gian rèn luyện để khắc phục còn với những thói quen xấu thì lâu ngày nó sẽ quy định những cách ứng xử của con người. Việc học online vẫn sẽ có thể tiếp tục kéo dài và nếu sự im lặng của chúng ta trước các vấn đề vẫn được duy trì thì sau khi trở lại lớp học, bản thân sẽ trở nên bị động.

tat mic hu cam mat ket noi lop hoc online co dang tro thanh nhung o vuong vo cam - anh 0
Thói quen xấu từ học online có thể khiến chúng ta trở thành người bị động

Thời gian vừa qua không khó để bắt ta bắt gặp những câu chuyện gây tranh cãi từ vấn đề học online, nó không chỉ bắt nguồn từ những khó khăn mà là sự chưa thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Vì vậy, mọi vấn đề hạn chế của hình thức này có thể thấy đến từ những trở ngại tâm lý của con người, nếu ta biết cách khắc phục thì mọi chuyện cũng sẽ trở nên dễ dàng.

Học online cần thiết phải có sự chủ động của mỗi người

Việc mở camera đôi khi sẽ khiến đường truyền trở nên kém và khó tiếp thu bài học nhưng nó lại là cách hiệu quả để rèn luyện sự chủ động từ những chuẩn bị của mỗi học sinh. Điều này sẽ giúp giữa các thành viên có sự giao lưu rõ ràng với nhau hơn, từ đó lớp học cũng trở nên thú vị và thu hút hơn so với sự "vô cảm" trước đó.

tat mic hu cam mat ket noi lop hoc online co dang tro thanh nhung o vuong vo cam - anh 0
Tùy vào tình hình lớp học mà có những sự lựa chọn học tập thích hợp

Song đó thì trong nhiều trường hợp tắt camera hoàn toàn không sai bởi ta cần duy trì tín hiệu ổn định trong suốt nhiều giờ liền. Lúc này cần hơn hết vẫn là sự chủ động lắng nghe và tiếp thu bài học của mỗi cá nhân. Với những tính năng mới hiện tại ta có thể linh hoạt học tập như giơ tay hay nhắn tin trực tiếp vào lớp học nếu có ý kiến mà không sợ phải làm phiền mọi người.

Không thể phủ nhận việc học online vẫn còn nhiều hạn chế nhất định trong việc tiếp thu, nên cần có sự chuẩn bị từ trước để nhanh chóng bắt kịp kiến thức. Sau mỗi giờ học cũng cần chủ động hỏi lại giáo viên hay bạn bè để được giải đáp những thắc mắc, tránh tình trạng im lặng khi vẫn còn nhiều chỗ chưa thật sự nắm rõ.

tat mic hu cam mat ket noi lop hoc online co dang tro thanh nhung o vuong vo cam - anh 0
Mọi sự chủ động của chúng ta sẽ góp phần tạo nên những hiệu quả trong học tập

Hãy luôn xác định việc học online là thời gian chính thức nên bất cứ sự thiếu quan tâm nào cũng sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả. Không có ai theo sát hay nắm bắt được tình hình chúng ta, việc học online có trở nên hiệu quả hay không vẫn là do sự chủ động của mỗi người.

Phụ huynh nói về chuyện học online: "Tôi cảm thấy tốn tiền học phí, con khổ sở hơn cả đến trường"

Khó khăn trong việc học online, hãy cùng nhau cảm thông thay vì trách móc!

Giáo dục "online hóa" có đang làm đảo lộn giá trị "tôn sư trọng đạo"?

Dạy online qua góc nhìn giảng viên: "Nếu xem học trò là kẻ thù, nên làm cai ngục chứ đừng chọn sư phạm"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ