Phụ huynh nói về chuyện học online: "Tôi cảm thấy tốn tiền học phí, con khổ sở hơn cả đến trường"

Chuyện học online mùa dịch, cũng đã đẩy phụ huynh vào nỗi lo chung về kinh tế: Lệ phí online!

Chuyện học online mùa dịch vẫn luôn là một vấn đề "đau đầu" của nền giáo dục, từ học sinh, giáo viên đến cả phụ huynh cũng dần trở thành "nạn nhân" đằng sau những khó khăn của việc học online. 

Xoay quanh câu chuyện ồn ào về học online những ngày qua, như câu chuyện một số trường đại học không giảm học phí trong mùa dịch gây nên bao bức xúc trong cộng đồng sinh viên, hoặc giảng viên có những hành động không đúng mực khi quát tháo, la mắng hay đuổi sinh viên ra khỏi lớp chỉ vì nhờ giảng lại... Từ những bất cập của việc học online mang lại, nhiều phụ huynh đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình về những "lợi bất cập hại" của phương án dạy học còn nhiều trở ngại này. 

phu huynh noi ve chuyen hoc online toi cam thay ton tien hoc phi con kho so hon ca den truong - anh 0
Ảnh minh họa

Học online, tốn tiền điện, tiền mạng... lại còn 100% học phí trong lúc dịch giã khó khăn

Câu chuyện học phí khi học online mùa dịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, đặc biệt là đối với sinh viên khi các trường Đại học từ dân lập đến công lập đa số đều đã tự chủ tài chính và "quyền giảm học phí" sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào Ban Giám hiệu nhà trường.

Lệ phí học online tại trường Đại học Văn Lang thời gian qua gây tranh cãi khá lớn trong cộng đồng sinh viên khi nhà trường không có chế độ miễn giảm trong mùa dịch khó khăn. Sau đó, sinh viên ra sức phản ánh, nhà trường lại đưa chính sách miễn giảm với nhiều điều kiện "lắt léo" khiến sinh viên vô cùng bức xúc. Trong khi đó, học phí tại Đại học Văn Lang lại khá đắt, thậm chí có thể lên đến 60 - 80 triệu/ năm cho hệ đào tạo Chất lượng cao. 

phu huynh noi ve chuyen hoc online toi cam thay ton tien hoc phi con kho so hon ca den truong - anh 0
Ảnh minh họa

Liện hệ với phụ huynh Kim Anh (47 tuổi, quận Bình Thạnh) hiện đang có con theo học năm 3 trường Đại học Văn Lang, cô cho biết, thời gian qua đã 4 tháng giãn cách xã hội, gia đình cô chẳng thể ra ngoài làm việc để duy trì thu nhập. Số tiền còn sót lại đã phải chi trả cho chuyện sinh hoạt của gia đình thời gian thời gian qua và bây giờ chỉ có thể đáp ứng được 50% số tiền học phí mà con cô phải đóng. Chuyện đóng được 100% học phí là hoàn toàn bất khả thi trong lúc này nhưng lại chẳng nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường. 

"Nếu con còn học trên trường đàng hoàng, phải đóng tiền tôi vẫn có thể chấp nhận, vì nhà trường sẽ tốn tiền điện, tiền cơ sơ vật chất, chi trả tiền xe trung chuyển giảng viên các thứ,... Nhưng bây giờ khó khăn đầu tiên là tiền học phí vẫn vậy, tôi cho rằng là không thích đáng. 

Thứ hai, tiền điện, điện mạng,... để con học online đều do gia đình tôi chi trả chứ không hao tổn của nhà trường một xu nào ngoài công sức giảng dạy của giáo viên. Nếu giảm được một phần nào đó thì tôi còn cố gắng được..." - Cô Kim Anh chia sẻ. 

Học online không hiệu quả, tôi cảm thấy tốn tiền học phí!

Nghe con than thở học online khó tiếp thu bài giảng, nhưng bài tập lại nhiều và phải tự học là chủ yếu, phụ huynh Hoàng Quân (45 tuổi, huyện Hóc Môn) có con đang học năm ba Đại học Bách Khoa TP.HCM đã thẳng thắn cho rằng: "Tôi cảm thấy tốn tiền học phí khi con phải học online như thế"

phu huynh noi ve chuyen hoc online toi cam thay ton tien hoc phi con kho so hon ca den truong - anh 0
Ảnh minh họa

Chú Quân cho biết, ngành học của con mình thuộc chuyên ngành kỹ thuật và khá đặc thù bởi nhiều kiến thức khó và cần vận dụng tính thực hành để dễ hiểu bài hơn. Nhưng khi học online, tính thực hành bị hạn chế, chỉ lắng nghe qua lý thuyết khô khan khiến những bài giảng trở nên khó hiểu với học sinh, sinh viên nói chung. 

"Tôi thấy con mình học qua online cứ ngồi cặm cụi suốt mấy tiếng trông vừa nản, vừa không có động lực học. Học xong lại còn phải làm thêm bài tập, có những hôm nó thức đến tận 2 - 3h sáng để hoàn thành cho xong bài để sáng mai lại còn học tiếp. Tôi thấy chúng học online mà còn khổ sở hơn cả việc đến trường... vừa hại mắt do ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, lại còn quên cả ăn uống. Nếu cứ kéo dài thế này thì không ổn".

Tôi ủng hộ chuyện tiếp tục học online, dù sao cũng an toàn hơn cho con đến trường

Tuy việc học online gặp nhiều khó khăn và bất cập, nhưng có lẽ cách tốt nhất là "thích nghi" để việc học trở nên hiệu quả hơn thay vì chọn phương án rủi ro cho học sinh, sinh viên đến trường trở lại.

Là phụ huynh có con vừa thi Đại học năm nay, cô Thu Hương (43 tuổi, một nhân viên văn phòng làm việc và ngụ tại Quận Bình Thạnh) cho biết ủng hộ chuyện cho học sinh, sinh viên học online trong bối cảnh hiện tại. Đặc biệt là TP.HCM, nơi dịch bệnh còn diễn biến khá phức tạp và đa số các bạn học sinh, sinh viên chưa tiêm đủ vaccine thì khó mà trở lại trường học, khả năng nhiễm bệnh là rất cao. 

phu huynh noi ve chuyen hoc online toi cam thay ton tien hoc phi con kho so hon ca den truong - anh 0
Ảnh minh họa

"Dù con tôi đã đậu được Đại học, mọi thủ tục nhập học cũng đã diễn ra nhưng tôi ủng hộ chuyện để các bạn học online thay vì đến trường có quá nhiều rủi ro. Tôi nghĩ chuyện phụ huynh bức xúc vì những bất cập trong việc học online là rất bình thường nhưng để chọn lựa giữa việc cho con tiếp tục học online và đến trường thì ông bố bà mẹ nào cũng sẽ chọn để con học online thôi. Chẳng ai muốn đẩy con mình vào chỗ nguy hiểm cả!

Sống thời nào mình thuận theo thời ấy, giờ học online khó khăn đó là tình trạng chung, tôi nghĩ mỗi bên cần có sự cảm thông lẫn nhau. Đặc biệt là các nhà trường cần có chính sách về học phí cũng như cách dạy học hợp lý hơn. Còn phụ huynh thì mình cố gắng động viên con cái học tập. Chuyện học là cả đời, quan trọng là sức khỏe của chúng ta trước đã!" - phụ huynh Thu Hương chia sẻ.

Dạy online qua góc nhìn giảng viên: "Nếu xem học trò là kẻ thù, nên làm cai ngục chứ đừng chọn sư phạm"

Chuyện học phí còn chưa nguội, trường Đại học X còn bị tố giảng dạy online "hời hợt", sinh viên nói gì?

Gen Z "than trời" vì học online: Tiền điện tăng vèo vèo, ám ảnh group chat, tai nạn quên tắt mic

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ