"Sợ dịch covid-19", Gen M, Gen Z bắt đầu... viết di chúc

Khoảng 27% người từ 18 đến 34 tuổi có di chúc vào năm 2021, so với 18% vào năm 2019.

Đại dịch Covid-19 kéo dài đã đẩy nhiều người vào chiếc tủ của sự lo sợ, nhưng nhìn theo hướng tích cực nào đó họ đang có những sự chuẩn bị cho tương lai và hơn hết là trân quý cuộc sống sau những biến cố đã đi qua, họ chọn sống thích nghi và cố gắng cân bằng cuộc sống cá nhân, trận trọng gia đình và quan tâm mọi người xung quanh. 

Khi cuộc sống đã dần trở lại, câu chuyện "zero covid" là điều khó thực hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Các nước đã chọn sống cùng với dịch bệnh trong trạng thái bình thướng mới, tuân thủ những quy định về phòng chống dịch. Nhưng hơn hết, họ vẫn có những lo lắng và từng bước giải quyết âu lo bằng cách viết di chúc.

so dich covid 19 gen m gen z bat dau viet di chuc - anh 0
Những bất ổn của Covid-19 đã khiến Ryan và Bricey Bayonnet ở Akron, Ohio, viết di chúc vào tháng 9

Một khảo sát của công ty luật trực tuyến LegalZoom mới đây cũng ghi nhận 32% người dưới 35 tuổi lập di chúc. Khoảng 27% người từ 18 đến 34 tuổi có di chúc vào năm 2021, so với 18% vào năm 2019.

Yếu tố lớn nhất thúc đẩy hành động này của thế hệ millennials (sinh từ 1980 đến 1995) là sự không chắc chắn về tính mạng hoặc gia đình trước Covid-19. Trào lưu này khiến các luật sư và cố vấn tài chính Mỹ, bận rộn hơn bao giờ hết.

"Những người trẻ đang nói: 'Hãy để tôi lập kế hoạch ngay bây giờ vì không biết được mình sẽ sống tới bao giờ", luật sư Avi Kestenbaum, Công ty luật Meltzer, Lippe, Goldstein & Breitstone LLP, ở New York cho biết.

Khách hàng, đặc biệt những người có con nhỏ của Avi đang quan tâm đến các biến thể mới của virus. Ông và các đồng nghiệp nhận thấy sự gia tăng số lượng di chúc trong "làn sóng Delta" và có thể thấy một loạt khách mới trong những tuần tới, nếu Omicron gây ra một làn sóng dịch bệnh tiếp theo.

Ryan Bayonet và vợ anh, Brissi chưa từng có nhu cầu lập di chúc và ủy quyền chăm sóc sức khỏe, trước khi đại dịch nổ ra. Cố vấn đầu tư 29 tuổi biết tầm quan trọng của những loại giấy tờ này song không cảm thấy áp lực vì chưa có con. Anh cũng chẳng mấy chú tâm đến cái chết.

so dich covid 19 gen m gen z bat dau viet di chuc - anh 0
Khi đại dịch xảy ra, Ryan và Bricey Bayonnet lo ngại, bà Bayonne đã có những kế hoạch trở thành bác sĩ phòng cấp cứu

Nhưng Covid-19 đến, cặp vợ chồng sống ở Ohio lo ngại sự bất thường, nhất là khi Brissi, 28 tuổi, là sinh viên y khoa năm tư và đang định trở thành bác sĩ cấp cứu. Cô đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp gặp nguy hiểm. Vì thế hai vợ chồng viết di chúc vào tháng 9.

"Khoảnh khắc thay đổi cuộc chơi là khi vợ hỏi tôi có nên đặt máy thở nếu rơi vào tình trạng cần tới nó không?", Ryan nói.

Theo khảo sát của dịch vụ chăm sóc sức khỏe Caring.com, Covid-19 thúc đẩy 35% người từ 18 đến 34 tuổi lập di chúc, so với 23% người từ 35 đến 54 tuổi và 16% người từ 55 tuổi trở lên. Có nghĩa, người trẻ cảm giác bất an vì dịch bệnh cao hơn người già.

Việc lập di chúc thường mất nhiều công sức và tốn kém, vì vậy Kimberly Onsagar, 38 tuổi, quản lý sự kiện ở Boston không có thời gian nghiên cứu. Cô chưa kết hôn còn bố mẹ sống ở tiểu bang Wisconsin. Cô muốn đảm bảo ước nguyện cuối cùng của cuộc đời được thực hiện, nếu chẳng may gặp nạn.

"Tôi muốn được an toàn hơn là xin lỗi", cô nói. Vào tháng 6, cô đã thực hiện di chúc của mình thông qua một công ty trực tuyến.

Chi phí làm di chúc rất khác nhau. Tham khảo trên mạng thường sẽ rẻ hơn thuê luật sư. Một người có thể lập di chúc và ủy quyền cho công ty luật với giá 89 USD, nếu hồ sơ đơn giản.

so dich covid 19 gen m gen z bat dau viet di chuc - anh 0
Một số người trẻ cũng đang khuyến khích cha mẹ lập di chúc

Chi phí thuê luật sư lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng và các loại tài liệu, quy mô tài sản, mức độ phức tạp của hoàn cảnh gia đình, bản chất loại tài sản... Theo luật sư Avi Kestenbaum, một bản di chúc đơn giản có giá 1.500 USD, càng phức tạp giá càng cao.

Nếu chết mà không có di chúc, tòa án sẽ phân chia. Song quá trình này chậm và gây tốn kém hơn cho những người thân còn sống.

Cố vấn tài chính và luật sư Jeff Fishman, ở New York, cũng ghi nhận sự gia tăng cuộc gọi xin tư vấn của thế hệ millennials khi ai đó nổi tiếng chết, đặc biệt người đó trẻ tuổi, khỏe mạnh. Khi vận động viên ném bóng Tyler Skaggs qua đời vì dùng quá liều thuốc giảm đau fentanyl năm 2019, một số người trẻ đã nhờ giới thiệu luật sư viết di chúc. "Câu hỏi tôi thường nghe là: 'Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chết?", ông Jeff nói.

Một số người cũng đang khuyến khích cha mẹ lập di chúc. Kerry Deliz, một nhà tư vấn tài chính cho doanh nghiệp 38 tuổi ở thành phố Jersey, tiểu bang New Jersey, đã viết di chúc khi kết hôn năm năm trước.

Còn cha mẹ cô, những người ở độ tuổi 60, vẫn chưa làm thế. Gần đây cô đã nhắc nhở mẹ hãy làm sớm. Họ dự định sẽ hoàn thành di chúc trước Giáng sinh này.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

"Nỗi sợ trong hang động" - đi ra ngoài sau giãn cách xã hội, trùng bước không dám?

Giữa đại dịch, nội dung xoa dịu lên ngôi

Làm sao để dịp lễ cuối năm "an toàn" hơn giữa đại dịch?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ