Tại sao chúng ta lại cảm thấy bất an về cuộc sống bình thường mới trong đại dịch?

Đại dịch đã kéo dài cuộc sống của chúng ta và với nhiều người điều này đã dẫn đến "chấn thương" thực sự.

Thời điểm này năm ngoái, đại dịch Covid-19 dường như chưa có hồi kết. Còn cho đến hôm nay, hàng triệu người đang được tiêm vaccine mỗi ngày. Chẳng bao lâu nữa chúng ta có thể trở lại cuộc sống hoàn toàn bình thường mới. Tuy nhiên, đối với một số người việc tiêm đủ vaccine vẫn chưa cho họ cảm giá đủ an toàn để trở lại.

tai sao chung ta lai cam thay bat an ve cuoc song binh thuong moi trong dai dich - anh 0
Tại sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng về một cuộc sống bình thường mới hậu đại dịch

Bạn có thể cảm thấy sợ những nơi công cộng

Một nghiên cứu diễn ra ở Trung Quốc chỉ ra rằng gần 13% người tham gia từ 14 đến 35 tuổi có các triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), có thể hiểu đại dịch Covid-19 là sang chấn được nhắc đến ở đây.

tai sao chung ta lai cam thay bat an ve cuoc song binh thuong moi trong dai dich - anh 0
Covid-19 thực sự đã gây cho chúng ta những "chấn thương"

Những người làm công tác tuyến đầu như bác sĩ và y tá đã thấy rõ những tác động của Covid-19 tác động mạnh mẽ thế nào. Keith Morgen, TS.GĐ chương trình tư vấn sau đại học tại Đại học Centenary cho biết: "Trong chẩn đoán PTSD, những tổn thương xảy đến khi bạn phải chứng kiến người thân ra đi vì Covid và hàng triệu người khác, điều đó đem đến nỗi sợ hãi. Họ gần như nghiền ngẫm những cảm xúc đó và né tránh những kích thích tương tự".

Trong thời kỳ đại dịch, những nơi như khi vui chơi, nhà hàng,.. là nơi giải trí an toàn nhưng kể từ năm 2020, với nhiều người nó là nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ngay cả khi đã tiêm vaccine nhưng một điều gì đó vẫn khiến bạn đắn đo khi đến đây.

Vấn đề

Logo VieZ

Những suy nghĩ liên tục về Covid-19 giống như một động cơ khuấy động nên sự lo lắng.

Morgen

tai sao chung ta lai cam thay bat an ve cuoc song binh thuong moi trong dai dich - anh 0
Covid-19 như một nguồn cơn của sự lo lắng

Những người mắc chứng lo âu xã hội khó khăn trong việc thích nghi cuộc sống bình thường mới

Rối loạn lo âu xã hội liên quan đến sự lo lắng dai dẳng về các tình huống xã hội, có thể là áp lực từ một bài thuyết trình hay đơn giản chỉ là đi ăn với bạn bè. Một nghiên cứu cho thấy rằng mức độ hormone, chẳng hạn như tăng cortisol và giảm testosterone có thể gây ra chứng lo âu xã hội.

Nhưng tình hình dịch bệnh khiến họ không phải tiếp xúc với đám đông lại khiến cho tình trạng này không được cải thiện thậm chí còn dai dẳng hơn. Morgen đồng ý rằng đối với những người đã có tình trạng này, việc thích nghi trở lại khi cuộc sống bình thường mới hậu đại dịch có thể khó khăn hơn: "Đó sẽ là một sự lo lắng mà họ chưa từng trải qua trong một thời gian dài vì Covid-19".

tai sao chung ta lai cam thay bat an ve cuoc song binh thuong moi trong dai dich - anh 0
Người mắc chứng lo âu xã hội có thể khó thích nghi hơn khi bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường mới hậu đại dịch

Tất cả chúng ta sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng theo những cách khác nhau. Trong năm ngoái, những thói quen như tránh không gian rộng và đông đúc đã được coi là tất yếu, cho đến bay giờ một số nơi vẫn phải bắt buộc áp dụng điều đó.

Ngay cả khi các cuộc tụ họp trở nên an toàn hơn, nỗi sợ rằng chúng nguy hiểm có thể vẫn còn. Những người mắc chứng lo âu xã hội có thể cảm thấy khó khăn hơn khi hòa nhập lại xã hội sau khi bỏ qua các cuộc tụ họp xã hội trong nhiều tháng. Nếu bạn cho rằng mình đang gặp phải tình trạng lo lắng hãy thử các liệu pháp như thiền và yoga - điều trị càng sớm, càng dễ triệt để hơn.

tai sao chung ta lai cam thay bat an ve cuoc song binh thuong moi trong dai dich - anh 0
Người mắc chứng lo âu xã hội cần nhiều hơn thời gian để có thể hoà nhập trở lại

Vấn đề

Logo VieZ

Chúng ta tự rơi vào trạng thái lo lắng dựa trên suy nghĩ của mình. Hít thở sâu là một trong những cách nhanh nhất để đưa bạn vào trạng thái bình tĩnh hơn.

Morgen

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

Omicron đáng lo ngại, nhưng không làm thay đổi cách chúng ta đối mặt với Covid-19

Chăm sóc sức khỏe tinh thần khi “bình thường mới” trong bối cảnh bất ổn

Triển lãm Sài Gòn Vẫn Còn Đây: Quay về ô bắt đầu và tiếp tục cuộc sống bình thường mới!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ