Simone Biles: Sức mạnh của việc nói "Không!" tại Olympic Tokyo 2020

Bằng cách rút lui khỏi cuộc thi với lý do lo ngại về sức khỏe tâm thần của mình, Biles đã cho thấy việc chống lại những kỳ vọng có thể mạnh mẽ hơn việc kiên trì vượt qua chúng.

Sau khi chùn bước trên sân trong trận chung kết đồng đội hôm thứ Ba, Simone Biles bước ra khỏi thảm và rời khỏi cuộc thi, nói rằng cô ấy không chuẩn bị tinh thần để tiếp tục.

Không.

Là một từ ngắn gọn và đơn giản, chữ "không" lại sở hữu sức mạnh vô cùng lớn. 

Có rất nhiều người gặp khó khăn để nói "không" trong cuộc sống thường ngày, nhưng hãy thử tượng tượng, một vận động viên thi đấu tại Thế vận hội phải khó khăn thế nào để nói "không"? 

Simone Biles đã làm như thế. 

simone biles suc manh cua viec noi khong tai olympic tokyo 2020 - anh 0

Cô là vận động viên thể dục dụng cụ tuyệt vời nhất mọi thời đại, với những kỹ thuật và cảm giác trên không tuyệt vời mà nhiều người không cách nào đạt được. Cô đã giành được bốn huy chương vàng tại Rio cách đây 5 năm, và được dự đoán ​​sẽ mang về ít nhất ba huy chương vàng nữa tại Olympic Tokyo lần này. Thế nhưng, cô đã quyết định rút lui khỏi phần thi thể dục dụng cụ đồng đội, để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của cô ấy.

Một chữ "không" này, không nghi ngờ gì, đã làm rung chuyển Thế vận hội và khiến cả giới thể thao chú ý. Nó cho thấy việc trao quyền cho vận động viên đang tiếp tục phát triển, trở thành dấu ấn mới của thời đại. Giờ đây, các vận động viên đã sẵn sàng đứng lên đấu tranh, không chỉ vì công bằng xã hội mà còn vì chính bản thân họ.

Trước khi Biles đưa ra quyết định rút lui khỏi cuộc thi đồng đội, việc Naomi Osaka đưa ra quyết định rút lui khỏi giải quần vợt Grand Slam vì vấn đề sức khỏe tinh thần cũng đã là một đòn giáng mạnh vào thế giới thể thao, nơi muốn đẩy các vận động viên không ngừng phá vỡ giới hạn của chính mình. 

simone biles suc manh cua viec noi khong tai olympic tokyo 2020 - anh 0

Thế vận hội là một thỏa thuận lớn hơn nhiều so với giải Grand Slam. Không thể phủ nhận, Olympic mang biểu tượng quốc gia sâu sắc khi được phát sóng tới đông đảo khán giả toàn cầu. Mỗi vận động viên ở Tokyo đều mang theo hy vọng quốc gia khi thi đấu. 

"Tôi thực sự cảm thấy đôi khi tôi phải gánh sức nặng của thế giới trên vai", cô viết trên trang Facebook cá nhân. 

Simone Biles sôi nổi, đã bùng nổ trên đấu trường thế giới tại Thế vận hội Rio 2016. Thật ra cũng chỉ là là một vận động viên vừa bước vào tuổi 24, một cô gái trẻ bằng xương bằng thịt. 

Bà Quigley bày tỏ: "Là vận động viên, chúng tôi luôn đấu tranh với suy nghĩ mình chỉ có giá trị nếu chúng tôi có thể chạy đủ nhanh, nhảy đủ xa, hoặc xoay đủ vòng trên không. Điều đó không đúng, nhưng chúng tôi dễ dàng cảm thấy điều đó".

simone biles suc manh cua viec noi khong tai olympic tokyo 2020 - anh 0

Chúng ta đã và đang sống trong một xã hội tôn thờ các vận động viên như những vị thần, nơi họ hoàn hảo và đạt được những điều không tưởng. Thế nên, khi họ không trình diễn tốt như họ đã từng, các vận động viên nhận về nhiều sự chỉ trích hơn chia sẻ và cảm thông. 

Thế vận hội chỉ diễn ra bốn năm một lần, điều đó cũng có nghĩa là ngoại trừ thời điểm trận đấu diễn ra, quá ít người quan tâm đến nỗi đau mà các vận động viên phải chịu đựng - gãy xương, giãn dây chằng, chấn thương não, và rất nhiều hiểm nguy về sức khỏe tinh thần. 

Chúng ta có thể thấy rõ điều này về Kerri Strug trong cuộc thi thể dục dụng cụ Olympic năm 1996. Bela Karolyi đã thúc đẩy cô vượt qua chấn thương mắt cá chân, Strug đã làm như thế. Sau khi đáp đất thành công, cô nhảy lò cò một chân vài lần, rồi khuỵu xuống. Strug đã được bế lên bục nhận huy chương vàng, với một bên chân quấn băng. 

simone biles suc manh cua viec noi khong tai olympic tokyo 2020 - anh 0
Kerri Strug (giữa) cùng đồng đội giành huy chương vàng thể dục dụng cụ tại Thế vận hội Atlanta 1996.

Thay vì mạo hiểm thi đấu với sức khỏe của bản thân, Biles đã quyết định dừng lại, đứng lên trút bỏ những gánh nặng và kỳ vọng đó, và nói "không."

Đó là một hành động phản kháng, đơn giản và can đảm, quan trọng hơn bất kỳ động thái nào mà cô có thể thực hiện trong cuộc thi.

Điều may mắn là sau khi Simone Biles rời khỏi đội thể dục dụng cụ Olympic, nói rằng áp lực cô phải đối mặt đã ảnh hưởng xấu đến tinh thần của cô, Athleta, hãng thời trang thể thao mà cô đại diện đã đưa ra tuyên bố ủng hộ.

Kyle Andrew, giám đốc thương hiệu của công ty, cho biết: "Chúng tôi luôn sát cánh bên Simone, hỗ trợ sức khỏe của cô ấy cả trong và ngoài đấu. Là người giỏi nhất cũng có nghĩa là biết cách chăm sóc bản thân. Chúng tôi được truyền cảm hứng bởi sự lãnh đạo của cô ấy và luôn đứng sau mỗi bước trên con đường của cô ấy".

Olympic 2020: Huy chương vàng không dành cho tất cả, nên dành điều gì cho những người còn lại?

Olympics 2020 và cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Tóc ngắn là nữ quyền?

VĐV Olympic 2020 Tommy Nguyễn: "Sinh ra tại Lào, nhưng hình thành con người hiện tại ở Việt Nam"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ