Các vận động viên Olympic mang đến cho chúng ta lý tưởng về sự quyết tâm khi đối mặt với nghịch cảnh.
Thế vận hội Olympic ở Tokyo trên thực tế diễn ra cùng với rất nhiều căng thẳng hơn bình thường với những vấn đề đáng lo ngại về xã hội, sức khoẻ. Báo động về số lượng các trường hợp Covid-19 ngày càng tăng và sự không phổ biến sâu sắc của Thế vận hội đối với người dân Nhật Bản.
Những vấn đề này đã thúc đẩy nhiều cuộc tranh luận, nhiều bài diễn văn và thậm chí nhiều yêu cầu kết thúc Thế vận hội hoàn toàn. Dưới đây là một bài lược dịch từ góc nhìn của tác giả Sasha Mudd trên tạp chí New York Times về vấn đề Olympic năm nay.
Bất chấp tất cả những tranh cãi, Thế vận hội đang được tiến hành và đối với hầu hết dân số thế giới, chỉ còn một quyết định duy nhất cần đưa ra: Xem hay không xem? Tất nhiên, khán giả không xem những màn thi đấu vì cố ý tán thành ý tưởng gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
Họ đang xem để tôn vinh nhân loại chung, để ngưỡng mộ sự xuất sắc của thể thao và để chứng kiến bộ phim truyền hình về giấc mơ Olympic được trở thành hiện thực. Nhưng bằng cách chọn xem Thế vận hội, chúng ta có đang đồng ý ngầm với toàn bộ các vấn đề đang gây ra tranh cãi lớn?
Trọng điểm của sự lo lắng này, đơn thuần chỉ xoay quanh khi cách chọn giải trí bằng một thứ gì đó liên quan đến hành vi sai trái, chúng ta trở nên đồng lõa với hành vi đó. Nhưng chúng ta nên lo lắng về việc này đến mức nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của sự đồng lõa.
Khi một người trực tiếp làm hại người khác, chúng ta có một trường hợp sai trái đơn giản. Một người được coi là đồng lõa khi gián tiếp gây ra thiệt hại, vì có liên quan đến việc làm sai trái của người khác.
Một trường hợp khác, phổ biến hơn, đó là đồng lõa tham gia, mang ý nghĩa nhiều đóng góp nhỏ cho hành động sai trái tập thể mang lại tác hại lớn. Đây là những gì chúng ta nhắc đến khi nói người giàu có trên toàn cầu đang đồng lõa gây ra biến đổi khí hậu. Bản thân việc một người ăn thịt không trực tiếp gây ra tác hại liên quan đến việc nóng lên toàn cầu, nhưng nó góp phần vào một hành vi tập thể sẽ tạo ra ảnh hưởng đó.
Khi chúng ta xem cuộc thi bơi 400 mét tự do hoặc nhảy sào trên TV, chúng ta có trở thành đồng lõa theo cách tương tự không? Ở đây, may mắn là, những người xem nói chung không phải như vậy. Cho dù có bao nhiêu người trong chúng ta theo dõi Olympic, thì mỗi hành vi xem đều không làm tăng thêm các ca nhiễm Covid-19 ở Nhật Bản, hoặc các hành vi gian lận, lạm dụng hoặc lãng phí.
Nhưng có một kiểu đồng lõa khác mà chúng ta nên lo lắng, tạm gọi là "đồng lõa khoan dung". Nó không liên quan đến việc tham gia vào hành vi tạo ra sai trái. Thay vào đó, nó liên quan đến việc dung thứ cho hành vi sai trái của họ bằng cách tỏ ra tán thành hoặc không tố cáo.
Một cách để làm điều này là xem thành quả như một sự giải trí: Chúng ta khoan dung, bình thường hóa, thậm chí tán dương hành động sai trái thông qua việc vui mừng với kết quả của nó.
Nhưng thực tế là những phiên bản tương tự của bao dung đồng lõa đều xuất hiện trong thời buổi hiện đại. Hầu hết mọi người đồng ý hành vi xâm hại và bóc lột tình dục là sai về đạo đức, nhưng những bình luận "xin link" vẫn xuất hiện hàng loạt khi ai đó không may bị lộ ảnh hay clip khỏa thân lên mạng.
Điều gì khiến chúng ta tò mò về nạn nhân hay khổ chủ đến vậy? Chúng ta có được niềm vui nhất thời khi là người biết về clip nóng trước tiên, hay chúng ta chỉ sợ hãi khi đứng ngoài câu chuyện mà nhiều người bàn tán?
Trong một thế giới không công bằng, thường không có cách nào mọi hành động gây ra không tạo ảnh hưởng tiêu cực. Điều này đặc biệt đúng trong xã hội hiện đại, nơi tiêu thụ hàng loạt liên kết chúng ta trong các mạng lưới toàn cầu, tạo ra cả tác hại và lợi ích trên quy mô rộng lớn.
Nếu mục tiêu của chúng ta là tránh khỏi mọi sự đồng lõa, đó là một tiêu chuẩn cao không tưởng, đòi hỏi cuộc sống khổ hạnh triệt để. Nhưng chỉ vì sự đồng lõa xấu, không có nghĩa nó luôn xứng đáng bị chỉ trích, chẳng hạn như việc ăn thịt hay việc xem Thế vận hội.
Nội dung liên quan
Bất chấp việc tổ chức Thế vận hội có sa lầy vào những hành vi gây tranh cãi nào, Thế vận hội vẫn truyền cảm hứng được cho hàng tỷ người. Thế vận hội giúp tôn vinh và khuyến khích những cá nhân có thành tích xuất sắc, thúc đẩy tình hữu nghị toàn cầu, tạo việc làm, thúc đẩy đầu tư công và hơn thế nữa.
Các vận động viên Olympic mang đến cho chúng ta lý tưởng về thành tích và sự quyết tâm khi đối mặt với nghịch cảnh. Chúng ta vượt qua nó, không phải bằng cách theo đuổi sự trong sạch đạo đức khó lòng đạt đến, mà bằng những nỗ lực đổi mới, tạo ra năng lượng tích cực khi dấn thân vào thế giới đầy khiếm khuyết này.
Hãy luôn nhìn thẳng vào cuộc chơi.
Nguồn: TH&PL