Olympics 2020 và cuộc tranh cãi xoay quanh vấn đề: Tóc ngắn là nữ quyền?

Có nhiều lý do để nữ giới cắt tóc ngắn nhưng việc gắn mác “tóc ngắn là nữ quyền” lại là một khẳng định vô căn cứ.

Tham dự Olympics 2020 năm nay, Hàn Quốc có cung thủ An San (20 tuổi) thi đấu ở nội dung bắn cung. Cuộc tranh cãi nổi lên chỉ vì An San là con gái nhưng lại cắt tóc ngắn. Nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của nữ quyền và chỉ trích điều đó, tuyên bố rằng họ không ủng hộ An San. 

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0

"An San để tóc ngắn, liệu có phải cô ấy theo chủ nghĩa nữ quyền?"

"Cứ tóc ngắn là nữ quyền hết" 

Thành kiến của một bộ phận cư dân mạng trở thành đề tài gây tranh cãi khi bất ngờ đề cập đến chủ đề nữ quyền về cung thủ An San (20 tuổi) của Hàn Quốc, người đã giành tổng 3 huy chương vàng sau khi tham gia phần thi cá nhân vào hôm qua (30/7) trong Thế vận hội Mùa hè năm nay. 

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0
olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0

Cùng với những chỉ trích về "tóc ngắn" thì Thế vận hội năm nay còn không ngừng nổi lên các vấn đề liên quan đến giới tính như đồng phục thi đấu.

Chúng thậm chí còn làm lu mờ đi một sự thật quan trọng rằng đây là Thế vận hội đầu tiên có tỷ lệ vận động viên nữ tham gia cao nhất trong lịch sử, đến cả tỷ lệ giới đối với những người đại diện tham gia tuyên thệ cũng bằng nhau hay cả vận động viên nam nữ cùng nhau cầm cờ đại diện đất nước đi diễu hành trong lễ khai mạc. 

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0

Dưới đây là phần phỏng vấn với 5 người phụ nữ độ tuổi 20-30 đang để tóc ngắn về cuộc tranh luận giới tính tại Olympic 2020. 

"Trang điểm hay không trang điểm cũng đều bị chỉ trích"

Bạn A (22 tuổi, sinh viên đại học) đang duy trì kiểu "short cut" sau khi cắt kiểu tóc mà cắt ngắn phần mái và gáy gọi là "two block" vào tháng tư vừa qua. A chia sẻ:

"Sửa sang tóc cũng dễ và thời gian sấy tóc cũng rất nhanh. Việc mọi người tranh cãi về vấn đề tóc ngắn như thể người ta đang cố 'kiểm tra tư tưởng' thông qua ngoại hình và mình cảm nhận được sự hẹp hòi ở suy nghĩ ấy. Điều quan trọng ở đây không phải là năng lực của vận động viên sao? Mình không thể hiểu nổi tại sao lại muốn kiểm tra tư tưởng đối với một nữ vận động viên làm một việc tuyệt vời như thế". 

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0

Sinh viên này nói thêm: "Mình cũng thấy có người chỉ trích vận động viên An San vì không trang điểm đậm. Trang điểm thì bị nói là trang điểm, còn không trang điểm thì bị nói là không trang điểm, có nhiều người luôn hướng mũi rìu chỉ trích về nữ giới như thế.

Những người đó chỉ bảo thủ hình ảnh 'nữ quyền' mà họ tiếp cận thông quan cộng đồng chứ không hề tìm hiểu ý nghĩa và bản chất thật sự của chủ nghĩa nữ quyền. Và rồi họ đem suy nghĩ ấy đi phán xét và công kích người khác".  

"Quá khứ chưa từng gọi tên 'bệnh tóc ngắn"

Học viên cao học B (27 tuổi) nói rằng: "Rất nhiều người xung quanh tôi đã cắt tóc ngắn và tôi cũng tò mò không biết mình sẽ trông thế nào nên cũng đã thử cắt ngắn. Ngày xưa, vận động viên golf  Park Se Ri cũng có mái tóc ngắn.

Tôi nhớ là hồi đó có rất ít những chỉ trích liên quan đến tóc tai. Chỉ cần giành được huy chương vàng và đạt được thành tích xuất sắc thì đều được đối đãi như một anh hùng, nhưng không hiểu tại sao đột nhiên người ta lại chỉ trích những vấn đề như này".

B chia sẻ thêm: "Họ gọi việc những người con gái, phụ nữ muốn để tóc ngắn là 'bệnh tóc ngắn'. Gần đây, bạn tôi cũng nói rằng 'Không hiểu sao mọi người lại coi tóc dài là chuyện đương nhiên còn tóc ngắn lại là bệnh tật".

Bày tỏ suy nghĩ về trang phục thi đấu của nữ giới, cô nói: "Việc thay đổi tiêu chuẩn đồng phục thành những bộ đồ ít lộ liễu và thoải mái là điều đương nhiên, nhưng một số người lại quay sang đổ lỗi cho 'nữ quyền".

"Cá tính của cá nhân, hiện thực phân biệt giới tính từ tranh cãi về đồng phục thi đấu" 

Chị C (35 tuổi, nhạc sĩ) tiết lộ rằng cô đã cắt tóc ngắn để thay đổi tâm trạng vì cảm thấy bức bối và không suôn sẻ trong quá trình làm nhạc.

Cô nói: "Chỉ là cắt kiểu tóc theo sở thích và cá tính của bản thân thôi mà, kết luận 'tóc ngắn là nữ quyền' là một chỉ trích không hề có căn cứ logic. Trong khi các bạn nữ thường phản ứng kiểu 'Trông trẻ trung, năng động quá' thì một số bạn nam lại nói Phải nuôi tóc dài lại chứ. Dù sao thì con gái để tóc dài vẫn đẹp hơn".

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0
(Đội bóng ném bãi biển nữ Na Uy bị phạt gần 1.800 USD do mặc quần đùi thay vì bikini khi thi đấu theo quy định của giải vô địch châu Âu)

Chia sẻ về đồng phục thi đấu của các vận động viên, chị C cho biết: "Đồng phục của các vận động viên nam có kích thước thoải mái và ít lộ da thịt, nhưng ngược lại, đồng phục của các vận động viên nữ thường bó sát cơ thể nên có nhiều trường hợp bất tiện và lộ thân hình nghiêm trọng. 

Đội bóng ném nữ Na Uy cảm thấy bất tiện khi mặc bikini nên mới mặc quần ngắn để tham gia trận đấu, nhưng cuối cùng họ lại bị phạt tiền. Những việc như thế này cho thấy thực tế của vấn đề phân biệt giới tính. Tôi nghĩ cần thay đổi quy định về đồng phục để các vận động viên nữ có thể tập trung vào trận đấu một cách thoải mái nhất".

"Nam giới đạt huy chương thì được coi là chiến binh, nữ giới đạt huân chương thì không được coi trọng"

Chị D (29 tuổi, đang làm việc tại Nhật Bản) nói rằng vì tóc ngắn hợp với chị nên chị đã cắt. Hồi còn ở Hàn Quốc, nhiều nam giới xung quanh chị đã giải thích "tận tình" và khuyên nhủ chị nuôi tóc dài.

Người ta đã gắn cho vận động viên nữ Lim Chun Ae cái tên "cô gái mì gói" nhưng trên thực tế, cô ấy còn ăn cả canh hầm gân ngựa và gà hầm sâm. Mọi người vẫn hành xử theo kiểu nam giới giành huy chương thì gọi là chiến binh, còn nữ giới đạt huy chương thì gọi là "cô gái, thiếu nữ".

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0

"Tôi không biết tại sao người ta lại tấn công và cho đó là nữ quyền vào năm 2021 nữa. Không biết Thế vận hội Olympic 20 năm sau sẽ ra sao đây… Ở Nhật Bản, người ta coi tóc ngắn là hình ảnh của mối tình đầu. Ở công ty tôi còn có nhiều đồng nghiệp cắt tóc ngắn hơn nữa kìa", chị A nói.

olympics 2020 va cuoc tranh cai xoay quanh van de toc ngan la nu quyen - anh 0
(Đội thể dục dụng cụ nữ của Đức tại Tokyo Olympic 2020)

Chị E (34 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ rằng: "Tôi không biết việc là một người theo chủ nghĩa nữ quyền thì có liên quan gì ở đây nữa. Thật ra tôi không quan tâm nhiều đến thể thao nên thời gian qua tôi đã tưởng rằng là do các vận động viên nữ muốn mặc những bộ đồng phục như thế trong Thế vận hội.

Đến giờ tôi mới biết là tôi đã hiểu lầm. Tôi thấu hiểu những nỗi khổ mà các vận động viên nữ phải trải qua trong quá khứ. Hy vọng rằng những 'thông lệ' này sẽ được cải thiện trong Thế vận hội và các cuộc thi thể thao trong tương lai".

Olympic 2020: Không chỉ cạnh tranh khốc liệt mà còn có những điều đáng yêu

Google "tổ chức" Olympic cho Gen Z qua game lấy cảm hứng từ văn hoá Nhật Bản

VĐV Olympic 2020 Tommy Nguyễn: "Sinh ra tại Lào, nhưng hình thành con người hiện tại ở Việt Nam"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ