Sau 4 năm chạy deadline ở môi trường đại học, Gen Z còn lại gì?

Sau 4 năm hỗn độn với deadline: Gen Z được nhiều hơn mất.

Deadline từ lâu đã đi vào đời sống của sinh viên đại học như chuyện "ăn cơm bữa". Nó được ví như câu cửa miệng của Gen Z. Deadline đối với mỗi Gen Z lại gắn với vô vàn câu chuyện khác nhau. Nhưng mẫu số chung khi đối mặt với deadline, người ta vẫn thường than thở, ngán ngẫm thay vì hào hứng để "chạy" nó.

Cũng có đôi khi, Gen Z ngán deadline cũng là vì cảm thấy "mông lung như một trò đùa" khi không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào để hoàn thành những đầu việc đó đúng thời hạn? Dù rằng bản thân đã ý thức làm bài và cố gắng lên một kế hoạch cụ thể. Bởi vậy nên, sinh viên luôn coi deadline như "kẻ đáng ghét".

Tuy nhiên, sau 4 năm ngập tràn trong deadline ở môi trường đại học, Gen Z còn lại gì?

Kết quả của những ngày deadline chồng chất là kiến thức, kỹ năng

Đối với một vài bạn trẻ thì deadline không đáng sợ như cách mọi người đang nhắc về nó. Deadline thật ra chỉ là một thời hạn để hoàn thành hay kết thúc một công việc, một nhiệm vụ. Và bất kì công việc hay dự án nào cũng cần có deadline để mục tiêu mình đề ra được thực hiện đúng dự định.

Bạn Vũ Huyền, 23 tuổi, cựu sinh viên của Học viện Hàng không Việt Nam chia sẻ: "Những năm tháng đại học, mình tham gia ở vị trí quản lí nhiều tổ chức một lúc cùng với việc đi học đi làm thì vấn đề các deadline chồng chéo nhau là việc diễn ra rất thường xuyên, có khi quên ăn quên ngủ. Nếu nói những ngày đó không mệt thì là nói dối, nhưng sau những lần như vậy mình biết sắp xếp thời gian và công việc của mình một cách hợp lí và tối ưu hơn".

sau 4 nam chay deadline o moi truong dai hoc gen z con lai gi - anh 0
Bạn Vũ Huyền, 23 tuổi, cựu sinh viên của Học viện Hàng không Việt Nam

Ngoài ra, khi mình thực hiện những công việc của mình đúng tiến độ, đạt được mục tiêu mình đề ra, thì cảm giác thoả mãn lúc đó khiến mình quên đi những mệt mỏi đã trải qua, quan trọng mình làm mọi thứ với tinh thần thoải mái và yêu thích thì kết quả sẽ như mình mong muốn.

Thật sự những năm tháng đại học đã dạy cho mình rất nhiều thứ, không chỉ là kiến thức mà còn rất nhiều kỹ năng, những thành quả đáng quý, những mối quan hệ tốt đẹp và cả những trải nghiệm tuyệt vời không phải ai cũng có được, tất cả những điều đã trải qua dù ít dù nhiều đều đem lại những bài học bổ ích cho bản thân mình trong hiện tại và tương lai".

Kết quả của những ngày deadline chồng chất là sức khỏe hao mòn

Có rất nhiều bạn trẻ đã ngã gục trên bàn vì deadline nhiều đến mức không đủ sức để chạy. Deadline tiểu luận, deadline công việc làm thêm, deadline của chương trình này, deadline của dự án kia. Một sợi dây deadline nối dài khiến cho cuộc sống của nhiều người rơi vào trạng thái kiệt quệ.

sau 4 nam chay deadline o moi truong dai hoc gen z con lai gi - anh 0

Bạn Phương Mai, 23 tuổi chia sẻ rằng: "Trước đây mình cũng từng là một người thường xuyên thức đêm để chạy đua với deadline. Mình nhớ nhất khoảng thời gian mình tham gia cuộc thi X khi đó mình đang là sinh viên năm 2 và đang thực tập tại một công ty Truyền thông. Ban ngày mình sẽ học ở trường, buổi chiều thì "cắm mặt" ở chỗ làm thêm và thường xuyên overnight tới tận 3-4 giờ sáng để hoàn thành lượng công việc khổng lồ.

Việc thức khuya và chịu nhiều áp lực đã khiến mình trở nên yếu đi, tóc rụng nhiều, đau dạ dày vì stress và hiệu suất công việc cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ khi sức khoẻ bị tiêu cực rõ ràng thì mình mới thật sự quan tâm đến việc phải cân bằng "cột sống" của mình".

Liệu sự đánh đổi đó có đáng? Nhiều bạn trẻ cho rằng nó là đáng, bởi kết quả nhận lại ở thời điểm đó làm cho chúng ta thấy rất thỏa mãn. Không ai phủ nhận rằng thời gian ấy mình đã học hỏi và trải nghiệm được rất nhiều điều mới. Tuy nhiên, nhiều người trẻ Gen Z đã phải đánh đổi bởi sức khỏe của bản thân - điều mà sau này khi mình thành công có lẽ cũng không mua được.

Kết quả của những ngày deadline chồng chất là kỷ niệm

"Sau 4 năm đại học, điều đọng lại trong mình nhiều nhất là những kỷ niệm. Thật sự, thời gian trôi qua quá nhanh. Mình chưa kịp làm gì thì đã sắp phải lao vào đời kiếm sống rồi. Mình cảm thấy vô cùng luyến tiếc những khoảnh khắc đi học vô tư bên bè bạn. Mặc dù chạy deadline hơi nhiều nhưng dù gì cũng đỡ áp lực hơn việc kiếm tiền của sau này". Bạn Chí Đen, sinh viên năm 4, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.

sau 4 nam chay deadline o moi truong dai hoc gen z con lai gi - anh 0
Bạn Nguyễn Chí Đen, sinh viên năm 4, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Nói về những năm tháng đại học, nhiều bạn trẻ nhận thấy bản thân được nhiều hơn là mất. Tuy hiện tại các bạn không còn nhớ-như-in những kiến thức đã học, nhưng vẫn có được độ am hiểu nhất định về ngành học của mình, đủ để bản thân đảm nhiệm tốt công việc mà bản thân theo đuổi. Sau khi tốt nghiệp Đại học, không nhất thiết phải làm đúng ngành, đúng nghề.

Bởi vì hơn cả điều đó, đại học cho chúng ta tư duy tốt, đa chiều và rộng hơn. Đại học giúp chúng ta khám phá bản thân muốn gì, cần gì và thích làm gì. Cho nên những trải nghiệm ở giảng đường đại học là điều quý giá nhất khi ai đó hỏi về những giá trị mà đại học mang lại.

Gen Z nói gì về Deadline? Một cái "nghiệp" phải gánh!

Vì sao dù mất tiền nhưng cứ có deadline thì vẫn phải ra quán cà phê ngồi?

Deadline - có càng nhiều càng thể hiện mình giỏi giang và chuyên nghiệp?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ