Từ khi nào việc "phải rớt môn một lần" trở thành trải nghiệm đáng để thử? Và ti tỉ những điều tiêu cực khác?
"Thời sinh viên mà không rớt môn 1 lần thì thanh xuân không trọn vẹn", "Thời học sinh mà không trốn học là uổng phí", "Sinh viên phải có ít nhất 1 mối tình,….". Chắc hẳn ai đã từng là sinh viên thì đều nghe qua câu nói này ít nhất một lần. Thoáng qua thì chẳng có gì to tát nhưng đối với nhiều người, nó lại mang tính tiêu cực và gây hiệu ứng không tốt.
Ngặt nỗi, nội dung tiêu cực thường đánh trúng insight của người trẻ
Mỗi khi lướt mạng xã hội và bắt gặp những post với nội dung như trên, nhiều người lại rơi vào trạng thái "buồn ngang sương" hoặc cảm thấy tự ti về bản thân mình nhất là trong chuyện tình cảm. Mặc dù vấn đề chẳng nghiêm trọng đến thế! Song những nội dung mang tính chất tiêu cực thường đánh trúng insight của người trẻ.
Trong một vài trường hợp, vô tình nó đang mô tả đúng với hoàn cảnh mà người ta đang vấp phải. Từ bao giờ mà việc rớt môn lại trở thành thước đo tươi đẹp của thanh xuân? Cũng từ khi nào việc rớt môn là điều đáng để thử như vậy?
Mặc khác, việc "Sinh viên phải có ít nhất một mối tình" khiến cho nhiền bạn rơi vào trạng thái ngờ vực bản thân. Tự nhiên cảm thấy buồn tủi và tự ti kinh khủng khi 4 năm đại học lại chẳng có một mối tình vắt vai. "Lý do này đến từ đâu, có phải vì ngoại hình của mình, tính cách của mình nên không có ai để ý?".
Cứ thế, bộ não của chúng ta khi tiếp nhận content tiêu cực sẽ không bao giờ ngừng hoạt động. Các bạn luôn luôn ở trong trạng thái lo âu về những thứ mình cần phải làm, những thứ mà người khác làm. Vì tâm lý của các bạn trẻ luôn biến đổi không ngừng. Đây là giai đoạn các bạn chưa định hình được giá trị của chính mình cũng như tư duy sai lệch, hoặc do tính cách tự ti vốn có nên rất dễ bị lung lay trước tác động tiêu cực.
Có phải cuộc sống của chúng ta đang bị ảnh hưởng trên nhiều phương diện?
Ở Anh có đến 74% người trẻ nói rằng họ bị stress tới mức không thể chịu được. Vì có quá nhiều áp lực xảy ra trong một giai đoạn nhất định.Theo nhà tâm lý sinh lý học người Anh Beverly Hills: "Bạn sẽ thấy căng thẳng stress, mất ngủ, thiếu lòng tin ở bản thân, luôn trong trạng thái nghi ngờ và cảm giác trống rỗng.
Bạn có thể sẽ cảm thấy cạn kiệt về cảm xúc, không hài lòng, tức giận, đôi khi thậm chí cả những đau đớn về thể chất như chứng đau nhức toàn thân, hay cảm thấy luôn uể oải khó chịu trong người". Khi mắc phải những dấu hiệu này có lẽ chúng ta đang bị hội chứng "kiệt sức".
Vậy tại sao một content đùa vui như thế lại khiến cho một vài bạn trẻ bị ảnh hưởng? Bởi lẽ, họ bị áp lực trên nhiều phương diện. Họ bị áp lực đến từ những kỳ vọng quá sức từ gia đình, công việc, và xã hội". Nhiều người nghĩ rằng tạo sao không cố gắng để có được kết quả tốt thay vì chạy theo những tiêu chuẩn không có cơ sở. Trong khi đó bố mẹ lại mong chờ thành tích xuất sắc của con cái mình.
Bên cạnh đó với sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội ngày nay. Nơi luôn gây áp lực cho chúng ta rằng hãy sống hết mình, hãy có một cuộc sống thật là tốt đẹp, dẫn đến "nỗi sợ hãi thất bại, và cả ngược lại, nỗi sợ thành công". Trong khi người ta được học bổng, có mối tình tốt, lại xinh đẹp tài giỏi còn mình thì như kẻ bỏ đi. Từ đó làm gia tăng cảm giác tự so sánh bản thân với người khác.
Đứng trước vấn đề này, nhiều người sẽ nghĩ đây chỉ là một loại vấn đề vớ vẩn tầm phào mà người trẻ thích thổi phồng lên. Nhưng thế giới đang thay đổi và nó bắt buộc người trẻ phải chạy theo. Nếu thế hệ trước hiểu được những áp lực gì người trẻ đang phải gặp hiện nay, có lẽ họ sẽ bớt nghĩ rằng người trẻ bây giờ chỉ có lười biếng và hay quan trọng hóa vấn đề.
Nguồn: TH&PL