Trên chặng đường trường thành, chúng ta sẽ không ngừng gặp vô số kiểu người, nhưng cuộc sống không phải là một hành trình dễ dàng và không phải ai chúng ta cũng nên kết thân.
1.Người không lắng nghe người khác nói
Không lắng nghe sẽ khiến đời lắng xuống.
Những người không lắng nghe người khác thì dù đối phương có nói gì đi chăng nữa, họ cũng đã có câu trả lời trong lòng rồi. Không chỉ không thỏa hiệp hay suy xét lại và không có ý định nghe đối phương nói, mà thậm chí còn có thái độ coi thường, khinh rẻ người người tiếp tục câu chuyện. Càng đối thoại, cánh cửa giao tiếp càng bị đóng lại và bị gián đoạn, thậm chí còn bùng phát sự tức giận và phẫn nộ. Tốt nhất là nên dừng cuộc nói chuyện lại và rời đi chỗ khác.
Nếu muốn được tôn trọng thì phải biết lắng nghe. Ngược lại, nó cũng có thể giúp đối phương tự tin và có tự trọng hơn. Một cuộc giao tiếp thực sự bắt nguồn từ sự khiêm tốn khiến chúng ta hạ thấp bản thân và nâng đối phương lên. Nếu bạn hạ thấp bản thân và đề cao đối phương thì vị trí của bạn cũng sẽ được "nâng tầm". Giống như việc nước chảy từ nơi cao xuống nơi thấp nhất, rồi chảy ra biển, sau đó bốc thành hơi và ở vị trí cao nhất.
Thế giới được dẫn dắt bởi những người tài giỏi biết lắng nghe chứ không phải là bởi những người dẻo miệng. Hãy dùng cả hai tai để lắng nghe một câu được nói ra từ miệng.
2. Người chỉ xuất hiện khi cần nhờ vả, giúp đỡ
Chỉ nhờ vả khi cần thì sẽ không nhận được sự giúp đỡ!
Con người là tồn tại có thể sống nhờ vào việc cho và nhận sự giúp đỡ. Không ai có thể sống một mình mà có thể giải quyết tất cả mọi chuyện. Vì vậy, tất cả sinh vật đều sống lệ thuộc và sống mà quyết định lý do tồn tồn tại của bản thân trong các mối quan hệ.
Tuy nhiên, cũng có những người chỉ tìm đến người khác khi họ cần sự giúp đỡ. Khi nhu cầu đó được đáp ứng, họ lại cắt đứt liên lạc và rồi một ngày đẹp trời nào đó lại tiếp tục xuất hiện vì cần nhờ vả. Quan hệ giữa con người giống như chiếc đồng hồ thụ động, cần phải quan tâm và yêu thương không ngừng.
Khi tình yêu và sự quan tâm trở nên nguội lạnh, một ranh giới không thể vượt qua trong mối quan hệ sẽ xuất hiện.
Nếu đòi hỏi những gì bạn cần chỉ khi cần thiết thì bạn sẽ không thể nhận được chúng. Bởi vì quan hệ con người không phải là mối quan hệ hợp đồng được xây dựng vì cần. Một mối quan hệ được thiết lập chỉ để thỏa mãn nhu cầu thì một khi không còn cần đến nữa, mối quan hệ sẽ bị cắt đứt. Sự tồn tại của mỗi người đều có lý do cả.
3. Người chỉ biết đến lợi ích của mình
Người xấu là người chỉ biết đến bản thân!
Người lờ đi nỗi đau của người khác là người quên đi đạo đức và nghĩa vụ cơ bản của con người. Người yêu thương nỗi đau của đối phương là người thực sự đáng được yêu. Nếu "nhắm mắt" trước nỗi đau của người khác thì đến khi bản thân "nhắm mắt" cũng sẽ chẳng có ai thương cảm.
Giá trị đạo đức quan trọng nhất của con người là lòng trắc ẩn, coi nỗi đau của người khác giống như nỗi đau của bản thân. Chúng ta tính toán bằng đầu óc nhưng yêu bằng tim. Không thể chỉ vì lợi ích của bản thân mà sẵn sàng thương tổn người khác, cũng không thể tranh thủ kiếm lợi khi người khác đang đau thương.
4. Người chỉ mải mê "dương oai" về bản thân
Khi nói chuyện, có người nghĩ rằng suy nghĩ của bản thân luôn đúng và bày tỏ ý kiến của bản thân một cách tự tin. Tất nhiên, việc tự tin bày tỏ ý kiến cá nhân là điều nên làm. Vấn đề ở đây chính sự tin tưởng mù quáng vào bản thân, không bao giờ nghĩ rằng bản thân có thể sai.
Vấn đề nghiêm trọng hơn là thái độ hống hách, cố chấp không thừa nhận quan điểm của người khác mà đánh giá quá cao kinh nghiệm và kiến thức của bản thân. Khi hai suy nghĩ gặp nhau khác sẽ xảy ra "xung đột" và lại tiếp tục tạo ra một suy nghĩ mới. Còn nếu cứ chỉ mải dương oai về bản thân thì sẽ đến một ngày bị người khác coi thường.
5. Người luôn chặn lời khi người khác đang nói
Có người nói ra suy nghĩ của bản thân trước khi câu chuyện của người khác kết thúc. Họ không lắng nghe hết câu chuyện mà cắt ngang lời của đối phương khiến người khác thấy khó chịu. Mỗi người có suy nghĩ của riêng mình và sống trong một môi trường khác nhau.
Vì vậy, trước khi cho rằng ý kiến của ai đó sai, chúng ta cần phải nghĩ về điểm khác biệt giữa suy nghĩ của đối phương với suy nghĩ của mình đã.
Lựa chọn thời điểm để nói cũng rất quan trọng. Khi ai đó đang chăm chỉ trình bày ý kiến thì chúng ta nên lắng nghe đến cùng. Nếu cứ chặn lời người khác thì bạn sẽ chẳng thể hiểu rốt cuộc điều người ấy muốn nói là gì và cũng chẳng thể đưa ra bất cứ góp ý có ích gì cho người khác. Cần thừa nhận rằng suy nghĩ của đối phương cũng quan trọng như suy nghĩ của chính mình.
6. Người chìm đắm trong quá khứ mà không hướng đến tương lai
Kẻ dạy đời thì nhìn về quá khứ, nhà lãnh đạo thì hướng đến tương lai!
Những người này, dù đi đến buổi tiệc nào cũng đều kể chuyện quá khứ. Không phải là một, hai lần mà lần nào cũng vậy, ngày nào cũng vậy, đều chìm đắm trong hương vị của những ngày xưa. Tất nhiên là chúng ta không nên ngăn cản người khác tận hưởng niềm vui từ những ký ức hạnh phúc.
Vấn đề xuất hiện khi cuộc trò chuyện được lấp đầy bằng yến tiệc của những người "dạy đời", không còn những câu chuyện về cuộc sống hiện tại hay về tương lai mơ ước.
Trải nghiệm thành công trong quá khứ là điều cản trở những suy nghĩ khác biệt mà hiện tại bạn đang chuẩn bị cho tương lai. Có một thành ngữ bốn chữ là "ôm cây đợi thỏ". Trong khi một người nông dân đang làm đồng, bất ngờ, một con thỏ không sai không lệch đâm đầu vào gốc cây mà chết và ngày đó hắn ta được một bữa ăn ngon miệng.
Thế là từ đó về sau, hắn không còn thiết tha làm nông. Từ sáng đến tối chỉ ngồi chờ ngay gốc cây thần kỳ đó để đợi kỳ tích xuất hiện thêm một lần nữa. Càng bị đắm chìm vào quá khứ thì chúng ta sẽ càng khó thích ứng với môi trường mới hay có ý tưởng mới lạ.
7. Người chỉ sống theo thói quen, quán tính
Nhiều người than thở và lo lắng vì cuộc sống cứ lặp đi lặp lại những điều quen thuộc hơn là thấy cảm động và cảm thán về điều đó. Không có gì để học hỏi từ những người từ bỏ những suy nghĩ khác biệt vì bị mắc vào cái bẫy của sự quen thuộc và những người bước về phía trước theo những điều họ đã làm từ hôm qua, mang trong mình định kiến.
Ngày mai là tương lai không nên đến với người lặp đi lặp lại công việc mà họ luôn làm. Bởi họ né tránh những thử thách khác biệt và thỏa mãn với hiện thực nhất có thể.
Bạn nên "tránh xa" những người muốn sống trong sự ổn định mà cuộc sống hiện tại mang đến nếu bạn muốn được khích lệ, được truyền cảm hứng hay sức mạnh để sống cuộc sống khác biệt. Nếu bị rơi vào quán tính, bạn sẽ bắt đầu mất đi những điều mới mẻ và không có gì để cảm thán.
8. Người không biết đến trách nhiệm vì ít đọc sách
Đối với những người đọc sách và không ngừng phát triển bản thân, thế giới là thiên đường học tập. Người đọc sách luôn nhìn lại vị trí hiện tại của bản thân và cố gắng học tập mà không tự mãn. Lý do một người luôn đọc sách với tâm thế khiêm tốn mà học hỏi từ người khác là vì họ cảm thấy xấu hổ vô hạn về bản thân.
Mọi người thường có nhiều lý do để "biện minh" cho việc không đọc sách. Có người bận quá nên không đọc được, người thì không dành thời gian để đọc sách, người thì lại không cảm thấy cần phải đọc sách. Những người không đọc sách thường là những người không biết "xấu hổ"
Sách là tấm gương phản chiếu tâm hồn của chúng ta. Nhìn vào tấm gương sách, chúng ta thường cảm thấy bản thân cần phải đi thêm quãng đường thật dài nữa. Vì sự "xấu hổ" đó mà mà cố gắng để sống một cuộc sống tốt hơn hiện tại.
9. Người chỉ biết chỉ trích điểm yếu của người khác
Người chỉ biết chỉ trích "điểm yếu" sẽ không có thời gian để nhìn tới "điểm mạnh".
Có những người cố gắng tìm bóng dáng mặt trời ẩn sau đám mây đen, nhưng có những người thì ngược lại, họ luôn đổ lỗi cho những điều kiện xấu và bất hạnh mà thế giới đem đến cho họ.
Dù ở trong cùng một hoàn cảnh, thì người tích cực sẽ tìm cơ hội thoát khỏi nghịch khỏi, còn người tiêu cực sẽ nghĩ rằng dù sao cũng không thoát được, rồi bắt đầu viện lý do lý trấu. Họ "lạm dụng" từ "vì" thay vì từ "nhờ có", đổ lỗi tất cả cho hoàn cảnh và người khác.
Tất cả mọi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Và mọi người ai cũng có những thiếu sót. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn biết bao khi bạn gặp được người sẵn sàng bao dung cho sai lầm của bạn và ngợi khen những điều bạn làm tốt chứ không phải là những người chỉ dành thời gian nói xấu sau lưng bạn hay những người luôn chỉ trích bạn.
10. Người chỉ biết nhận mà không biết đáp lại
Đối xử tốt với người khác là hành động lịch sự thể hiện sự tôn trọng đối phương mà không cần bất kỳ điều kiện gì. Và người được đối xử tốt không được quên đi tình cảm, sự tôn trọng và lòng chân thành của đối phương chứa đựng trong những hành động, lời nói đó.
Người ta vẫn nói: "Khó khăn mới biết ai là bạn". Một mối quan hệ tốt đẹp không bao giờ là mối quan hệ một chiều và tình cảm là thứ được hai bên bồi đắp. Đừng bao giờ quên rằng người khác đã đối xử với mình tốt như thế nào. Có qua có lại mới toại lòng nhau, không phải là mối quan hệ có điều kiện, chỉ là phép lịch sự cũng như sự tôn trọng và tình cảm chúng ta thể hiện với đối phương mà thôi.
Nguồn: TH&PL