Những cú vấp mà ai cũng thầm hiểu khi qua tuổi 22

“Thời gian cũng như nước chảy, không thể quay về được”, sai lầm lớn nhất của tuổi trẻ là sống trong sự hối tiếc.

Có người bạn từng nói thẳng với tôi rằng họ không thích 22, vì nó được viết bằng nỗi sợ. Những câu chuyện trong 22 là những cú vấp oanh liệt mà ai đi qua một phần 3 cuộc đời cũng nhớ. Tuy nhiên, có tối mới có sáng, có thất bại thì mới có thành công, cuộc sống là chấp nhận cả những mảng màu tối của nó.

1. Thất nghiệp

Nỗi sợ lớn nhất ở tuổi 22 là tìm được một công việc ổn định khi mới ra trường. 4 năm học đại học chúng ta đã sống bằng sức lao động của bố mẹ. Giờ đây, chúng ta không thể bấp bênh bữa làm bữa nghỉ bằng công việc partime của thời sinh viên được, 22 tuổi có nghĩa là đến tuổi tự lập về tài chính.

nhung cu vap ma ai cung tham hieu khi qua tuoi 22 - anh 0

2. Chọn về quê hay ở lại thành phố

Đây là thời điểm tuổi 22 đưa ra nhiều quyết định cho bản thân, có đứa về quê, có đứa ở lại thành phố. Chung quy lại là để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tự lập và va chạm.

3. Có tấm bằng nhưng đi làm công ty đòi hỏi kinh nghiệm

Có bạn đã học xong đại học và hoàn thành đủ hết các loại văn bằng, chứng chỉ. Thế nhưng, khi nộp CV vào công ty, đến ngày đi phỏng vấn HR chỉ hỏi đúng một câu rằng “Em có kinh nghiệm bao nhiêu năm?”. Vậy là bị loại, vì người ta cần đến 2 năm kinh nghiệm.

nhung cu vap ma ai cung tham hieu khi qua tuoi 22 - anh 0

4. Hết chuyện tìm việc đến chuyện lập gia đình

Mỗi khi về quê, tuổi 22 luôn đối mặt với các câu hỏi đại loại như “Con có người yêu chưa?”, “Bao giờ cưới?”, “Cưới sớm đi để xây dựng tổ ấm”,.. tự nhiên thấy mông lung. Công việc chưa ổn, còn bao vấn đề tiền nông, thật sự chỉ muốn buông bỏ.

5. Lo nghĩ xa xăm

Tuổi 22 lúc nào cũng trong trạng thái lo nghĩ về hiện tại rồi đến tương lai. Vì cơ bản, chưa có gì trong tay. Nghĩ đến chuyện mỗi tháng làm ra bao nhiêu tiền cũng chỉ ngón nghén đủ sống, phải ở trong căn phòng trọ tạm bợ cả đời, nghĩ thôi cũng thấy mệt.

nhung cu vap ma ai cung tham hieu khi qua tuoi 22 - anh 0

6. Kỹ năng giao tiếp “dở” vì thời sinh viên chỉ chat qua facebook

Mọi kỹ năng để làm quen, nói chuyện với người khác, thậm chí là đi trả lời phỏng vấn cũng không bằng ai. Vì sai lầm lớn nhất ở những năm tháng đại học là cắm mặt vào điện thoại và tất cả mọi cuộc nói chuyện đều diễn ra trên đó. Cái giá phải trả là không có kỹ năng ứng xử thực tế.

7. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhưng không thể ngửa tay xin tiền

Ở tuổi 22, tuổi trẻ phải đối mặt với việc đầu tháng lãnh lương cuối tháng ăn mì tôm. Ở thành phố, đất chật người đông, chi phí sinh hoạt lại càng thêm đắt đỏ nhưng vẫn không dám xin tiền bố mẹ. Vì lúc bằng tuổi mình, bố mẹ đã mua nhà và có khoản tiết kiệm.

nhung cu vap ma ai cung tham hieu khi qua tuoi 22 - anh 0

8. Bạn đồng trang lứa mua nhà, mua xe lại tự trách bản thân

Lướt facebook, tự nhiên thấy bạn bè bằng tuổi khoe nhà sang, xe xịn, lương cao lại đau đáu chạnh lòng. Nhìn người rồi nhìn lại mình tự dưng thấy hổ thẹn, đổ lỗi cho số phận thế này thế kia.

9. Ôm giấc mộng đi du lịch nhưng lương vừa đủ sống

Hôi còn bé, cứ suy nghĩ sau này lớn lên sẽ đi du lịch để trải nghiệm những gì đáng sống. Nhưng đến tuổi 22 rồi mới hiểu, tiền nhà, tiền ăn, tiền nông cứ cuối tháng rồi lại hết. Bao nhiêu thứ phải lo rồi mộng đi du lịch biết khi nào mới thực hiện được.

nhung cu vap ma ai cung tham hieu khi qua tuoi 22 - anh 0

10. Thở dài trong sự hối tiếc muộn màng

“Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời gian cũng như nước chảy, không thể quay về được”, sai lầm lớn nhất của tuổi trẻ là sống trong sự hối tiếc. Đến 22, chúng ta mới thật sự nhận ra việc bỏ lỡ những lần sống tử tế với bản thân để vun vén cho những cuộc vui không hồi kết là nếm mùi thất bại. “giá như mình chăm chỉ học ngoại ngữ”, “giá như thời sinh viên cố gắng đi làm thêm để va chạm” hay “giá như mình đừng là kẻ lười biếng”,... nhưng hai từ “giá như” chỉ để bao biện cho sự hối tiếc muộn màng.

Tuổi 22, chông chênh quá!

Gen Z - một thế hệ ham muốn tự do: "Kết hôn? Sinh con? Thà sống thử còn hơn!"

Freelancer - lựa chọn của Gen Z để tìm chỗ đứng riêng trong thời đại kỷ nguyên số

Gửi thế hệ "N-bỏ": Đừng từ bỏ mà hãy luôn sống theo đuổi với ước mơ

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ