Càng thể hiện mình mạnh mẽ, bên trong con người lại càng yếu đuối đi?
Có một câu hỏi mà có lẽ ai trong chúng ta cũng thắc mắc: Người chọn tự tử để kết liễu cuộc đời mình là yếu đuối hay mạnh mẽ? Yếu đuối bởi vì họ trốn chạy thực tại khắc nghiệt và chỉ muốn kết thúc để nỗi đau không phải kéo dài, hay họ cũng rất mạnh mẽ khi đến cái chết còn không sợ?
Nhưng suy cho cùng, mẫu số chung ở họ đều là nỗi đau. Trước giờ chúng ta cứ nghĩ những người bên ngoài mạnh mẽ, bặm trợn và gai góc thì bên trong lại càng tỉ lệ thuận với vẻ bề ngoài.
Sự mạnh mẽ từ vẻ bề ngoài đôi khi chỉ là vỏ bọc mà họ cố tạo ra để che giấu những yếu đuối bên trong. Trạng thái này lại cực kì nguy hiểm với những người có nhiều nỗi đau "xếp chồng" không thể tháo gỡ.
Đó không hẳn là sự mệt mỏi hay căng thẳng ngủ một giấc dậy là sẽ qua, mà là một điều gì đó đang gặm nhấm từ bên trong, ngày qua ngày. Và như một giọt nước tràn ly họ có thể đưa ra một quyết định "cạn nghĩ" cho sự sống của mình.
đã lắng nghe được lời tâm sự từ một bạn độc giả chia sẻ về câu chuyện của chính người anh mình. Cậu bạn bắt đầu bằng câu mô tả đau lòng: "Một người anh của mình đã tự tử rồi..."
Nội dung liên quan
*Bài viết tường thuật lại chia sẻ của bạn Nguyễn Quang Thành (21 tuổi)
"Nhìn anh ấy xăm trổ kín mít, mạnh mẽ, gai góc lắm... không ai nghĩ anh lại chọn ra đi như vậy. Nhưng có vẻ càng thể hiện mình mạnh mẽ, bên trong con người lại càng yếu đuối đi?
Gia đình không ai hiểu anh ấy, một thân một mình chịu đựng mọi thứ. Ảnh đi xăm để tỏ ra là một người giang hồ gai góc, nhưng tâm lý ảnh thì như đứa trẻ chưa trưởng thành dễ vụn vỡ.
Mình thấy càng tỏ ra là mình ổn để giấu đi cảm xúc và căn bệnh tâm lý mà nhiều người đang gặp phải. Khi ai hỏi có sao không, chúng ta chỉ tặc lưỡi nói là "Không sao, tớ ổn mà". Nhưng bản thân mình chỉ đang cố che giấu cảm xúc thật sự để không thể hiện ra cho mọi người biết mình yếu đuối như thế nào.
Vì chúng ta sợ người khác phán xét những yếu đuối của bản thân mình.
Bản thân cũng là một người từng trải qua trầm cảm và chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng xung quanh. Mình thấy rằng, mỗi chúng ta đều có ngưỡng chịu đựng tâm lý riêng, mình nghĩ vấn đề này là dễ dàng, có gì đâu, nhưng với người khác là cả khó khăn. Không nên phán xét mà hãy lắng nghe thử câu chuyện mà họ đã trải qua để mình biết rõ đầu đuôi để đưa ra tình huống phù hợp.
Có người vừa vui cười với mình nhưng tối họ đã ra đi... mình thật sự đau lòng và "ám ảnh" bởi những điều như vậy.
Ngương phán xét. Hãy cảm thông.
Khi có người tự tử, chúng ta rất dễ có những phán xét như là "sao mà ngu thế, còn ba mẹ thì sao", người anh của mình cũng phải chịu những trách cứ đắng cay như vậy.
Nhưng ai cũng mắc một vấn đề tâm lý riêng của mình, bạn không thể nào biết họ đã trải qua những câu chuyện gì, những tổn thương gì cả. Khi một người chọn cái chết có nghĩa họ đã từng mạnh mẽ đấu tranh suốt thời gian dài, và chọn cái chết chính là sự đấu tranh mạnh mẽ cuối cùng để họ vượt qua nghịch cảnh.
Nội dung liên quan
Mong rằng trong thời khắc tuyệt vọng không ai bên cạnh, mọi người vẫn sẽ nhớ những điều này:
Không có cuộc đời buồn, chỉ có khoảng sống buồn !Là vui hay buồn thì cũng chẳng có gì kéo dài mãi mãi. Nhưng chỉ cần còn sống, là chúng ta đều có cơ hội để làm lại".
Nguồn: TH&PL