Bạn nên tưởng tượng ra cảm xúc của người khác và đừng bị tổn thương, hãy chỉ nhìn vào sự thật trước mắt để phán đoán rằng: Họ có yêu bạn không?
Có một số người thích liên lạc thường xuyên với người yêu, nhưng lại có một số người không thích như vậy. Ngoài ra, nếu có trường hợp khi mới hẹn hò thì tình cảm rất thắm thiết, nồng nhiệt nhưng sau một thời gian họ trở nên nguội lạnh thì cũng tồn tại những người trở nên yêu thương đối phương một cách sâu đậm dù khi mới bắt đầu quan hệ họ không nhiệt tình đến vậy.
Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy trong tình yêu chứ?
Giáo sư Philip Shaver của khoa tâm lý học, trường đại học California đã công bố một kết quả nghiên cứu thú vị vào năm 1998. Không chỉ phương thức kết giao mối quan hệ của cá nhân phụ thuộc vào mối quan hệ với bố mẹ khi còn nhỏ, mà cả phương thức yêu đương cũng vậy. Chúng được gọi là "dạng thức gắn bó".
Sau này, hàng ngàn nghiên cứu đã chứng minh rằng dạng thức gắn bó ảnh hưởng đến nhiều mặt của một mối quan hệ tình cảm. Dạng thức gắn bó ảnh hưởng đến từ những điều nhỏ nhặt như số lần liên lạc, hẹn hò rồi đến cả những vấn đề quan trọng như quản lý xung đột với người yêu hay kết hôn. Có ba dạng thức gắn bó:
① Dạng thức gắn bó bất an
"Dạng thức gắn bó bất an" là kiểu người lo lắng sợ mất đi sự quan tâm và tình cảm của đối phương. Họ dùng rất nhiều năng lượng để duy trì mối quan hệ khi mới bắt đầu hẹn hò. Nhiều người có phản ứng nhạy cảm ngay cả với những thay đổi nhỏ trong tâm trạng và hành động của đối phương. Ngoài ra, họ cũng chấp nhận hành động của đối phương một cách nghiêm trọng và dễ bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực về mối quan hệ và dễ bị tổn thương.
Nhược điểm của "dạng thức gắn bó bất an" là họ không giỏi biểu đạt thành thật cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Vì vậy, họ có nhiều hành động khiến đối phương suy đoán suy nghĩ của họ. Ví dụ, họ nhận cuộc gọi của người khác và không nhận cuộc gọi của người yêu hoặc chỉ đáp lại đối phương đúng như những gì người yêu đã làm cho họ. Trong trường hợp nghiêm trọng, họ thể hiện tâm trạng của bản thân bằng hành động đe dọa hoặc khiến đối phương ghen.
② Dạng thức gắn bó né tránh
"Dạng thức gắn bó né tránh" là những người cố gắng tránh việc trở nên quá gần gũi hoặc thân mật với đối phương. Bởi vì càng gần gũi với người yêu thì mối quan hệ càng trở nên ràng buộc, và họ cảm thấy phạm vi của bản thân bị thu hẹp lại. Những người này có xu hướng thích một mối quan hệ mơ hồ hơn là một mối quan hệ yêu đương trọn vẹn.
Họ cố gắng một cách vô thức để giữ khoảng cách không quá gần với đối phương mà cũng không gây bất tiện cho bản thân. Ví dụ, họ giảm sự thân mật với người yêu bằng cách lập ra hình mẫu lý tưởng và so sánh người yêu hiện tại với hình mẫu lý tưởng đó.
③ Dạng thức gắn bó an toàn
"Dạng thức gắn bó an toàn" là những người thích hợp nhất để hẹn hò. Bởi vì họ không quyến luyến người yêu như kiểu dạng thức gắn bó bất an hay cảm thấy không thoải mái khi thân mật với người yêu như kiểu dạng thức gắn bó né tránh.
Dạng thức gắn bó an toàn không dễ dàng mất bình tĩnh ngay cả trong tình huống mâu thuẫn với người yêu. Ít xảy ra việc khiến cảm xúc họ thất thường nghiêm trọng và họ cũng dễ dàng rũ bỏ những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực.
Họ không dễ dàng gây tổn thương hoặc từ chối đối thoại ngay cả khi họ cãi nhau với người yêu. Thay vào đó, họ thấu hiểu cảm xúc của đối phương và thay đổi suy nghĩ và thái độ của bản thân theo ý kiến hoặc chỉ trích của người đó và giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt. Dạng thức gắn bó bất an và tránh né không chỉ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ yêu đương mà còn ảnh hưởng xấu đến cuộc sống xã hội như mối quan hệ bạn bè chẳng hạn.
Nếu bạn có vẻ là một loại hình gắn bó không ổn định (bất an và né tránh), bạn có thể khắc phục bằng cách luyện tập các cách sau:
1. Gạt cảm xúc qua một bên và chỉ nhìn vào sự thật
Nếu bạn cảm thấy đồng nghiệp ghét bạn mà không có lý do, hoặc nếu tình yêu của người yêu bỗng dưng nguội lạnh, bạn nên suy nghĩ xem tại sao bạn lại cảm thấy như vậy. Nếu bạn cảm thấy như vậy vì cách nói chuyện của họ lạnh lùng, bạn nên tập trung vào thực tế rằng "có thể là do họ mệt mỏi" hơn là tập trung vào cảm xúc của bản thân rằng "Hình như họ ghét mình".
Bạn nên tưởng tượng ra cảm xúc của người khác và đừng bị tổn thương, hãy chỉ nhìn vào sự thật trước mắt để phán đoán.
2. Đối diện với làn sóng cảm xúc bằng cơ thể
Khi những cảm xúc tiêu cực như bất an, lo lắng, sợ hãi ập đến, bạn nên dành thời gian "chăm sóc tinh thần" bằng cách tập trung vào cảm giác của cơ thể. Đó chính là tập trung vào hô hấp, đầu ngón tay và đầu bàn chân. Trong khi thực hiện những hành động này, bạn không nên cố gắng chịu đựng những cảm xúc nảy sinh mà bạn nên cảm nhận đầy đủ và để nó trôi qua một cách tự nhiên.
3. Đối xử rộng lượng với bản thân
Thay vì cứ mải nghĩ đến người khác, bạn nên suy nghĩ cho chính mình. Sự khoan dung với bản thân giúp làm tăng lòng tự trọng và rèn luyện khả năng đàn hồi, hồi phục sau khi bị từ chối. Ngay cả khi bạn bị ai đó từ chối, bạn cũng nên nghĩ là họ từ chối "lời nói của mình" chứ không phải là "từ chối mình".
________
Khi yêu, đồng nghĩa với việc mỗi người đang bước đến một lớp học mang tên tình yêu. Dù kết quả là đổ vỡ hay đi đến bến bờ hạnh phúc, lớp học này cũng dạy cho bạn nhiều bài học: học yêu thương, học trưởng thành, học chấp nhận và học cả sự cô đơn,... Tuyến bài Love To Lớp - Từ tình yêu đến lớp học của chuyên mục GenVie sẽ là những dòng tản mạn, câu chuyện, tâm sự, góc nhìn về tình yêu,... để đồng cảm, chia sẻ và cùng bạn học cách yêu mỗi ngày.
Nguồn: TH&PL