Hội chứng Nomophobia: Liệu giãn cách có khiến bạn nghiện điện thoại hơn?

Hạn chế thời gian lướt điện thoại mùa dịch sẽ mang đến những lợi ích không ngờ.

Với sự phát triển của công nghệ, vô số chiếc smartphone đã được cho ra mắt trong thời gian ngắn. Kể từ đó, điện thoại thông minh dần trở thành vật bất ly thân của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Dù mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống nhưng việc sử dụng smartphone liên tục có thể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, thời gian ở nhà của nhiều người dường như kéo dài hơn trước. Do không thể thường xuyên ra ngoài và tiếp xúc với nhiều nguồn giải trí đời thực, nhiều người tìm đến các nguồn giải trí trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng,... 

hoi chung nomophobia lieu gian cach co khien ban nghien dien thoai hon - anh 0

Việc tiếp xúc thường xuyên với thiết bị di động khiến nhiều người lo lắng về chứng nghiện điện thoại. Nhiều người có thể không nhận thấy bản thân đang mắc phải một nỗi lo sợ khi không có điện thoại bên cạnh thường xuyên. 

Nomophobia là gì? 

Nomophobia là một thuật ngữ dùng để chỉ về nỗi lo âu khi không có điện thoại bên cạnh. Nomophobia xuất hiện phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi, nhất là những người dùng điện thoại liên tục trong thời gian dài.

Đây có thể là một chứng sợ hãi hoặc một loại rối loạn lo âu, nhưng nó có rất nhiều điểm tương đồng với chứng nghiện điện thoại thông minh. Trên thực tế, nomophobia được dự đoán là một trong những chứng nghiện phổ biến nhất trong thế kỷ 21.

Dấu hiệu nhận biết Nomophobia

Các dấu hiệu liên quan đến cảm xúc bao gồm: lo lắng, sợ hãi hoặc hoảng sợ khi bạn nghĩ về việc không có điện thoại hoặc không thể sử dụng nó trong một khoảng thời gian nhất định. 

hoi chung nomophobia lieu gian cach co khien ban nghien dien thoai hon - anh 0

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cảm thấy lo lắng nếu bạn không thể tìm thấy điện thoại của mình tại nơi mà bạn cho rằng mình đã đặt chiếc điện thoại ở đó. Khi không thể kiểm tra những tin nhắn, cuộc gọi do không có điện thoại bên cạnh, tâm trạng của bạn trở nên căng thẳng hơn. 

hoi chung nomophobia lieu gian cach co khien ban nghien dien thoai hon - anh 0

Ngoài ra, một số dấu hiệu liên quan đến thể chất bao gồm: tức ngực, khó thở, tay chân run rẩy hoặc đổ mồ hôi, chóng mặt, mất phương hướng, tim đập loạn nhịp,...

Để tránh những cảm giác khó chịu này, bạn sẽ có xu hướng tìm mọi cách để giữ điện thoại ở gần và đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng nó mọi lúc. Ví dụ, bạn có thể: xem điện thoại trên giường, mang nó phòng tắm, kiểm tra nó liên tục, thậm chí nhiều lần trong một giờ, để đảm bảo rằng nó đang hoạt động và bạn không bỏ lỡ một thông báo nào.

hoi chung nomophobia lieu gian cach co khien ban nghien dien thoai hon - anh 0

Thời gian giãn cách xã hội như tạo điều kiện thuận lợi hơn để bạn có lý do sử dụng điện thoại trong thời gian dài. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ những tác động tiêu cực của việc này đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. 

Làm thế nào để "cai nghiện" điện thoại? 

Bạn có thể giảm bớt những ảnh hưởng xấu của nỗi lo âu không có điện thoại bên cạnh bằng một số cách đơn giản như: 

  • Tắt điện thoại của bạn vào ban đêm để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hãy đặt điện thoại của bạn ở khoảng cách xa, đủ xa để bạn không thể dễ dàng với lấy trong đêm.
  • Hãy thử rời xa điện thoại trong một khoảng thời gian ngắn và tìm những việc làm thay thế như đọc sách, vẽ tranh, nấu ăn,...
  • Đặt quy định không sử dụng điện thoại trong một thời gian cụ thể trong ngày. 
  • Tìm những nguồn giải trí khác bằng sự tương tác trực tiếp giữa người với người như nói chuyện với người thân, bạn bè, đồng nghiệp,...
hoi chung nomophobia lieu gian cach co khien ban nghien dien thoai hon - anh 0

Trong thời gian dịch bệnh, chắc hẳn những giao tiếp trực tiếp có phần bị hạn chế. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để không mắc phải nomophobia chính là hạn chế thời gian sử dụng điện thoại liên tục trong nhiều giờ liền.

Những thay đổi nhỏ trong thói quen sử dụng điện thoại sẽ mang đến những thay đổi tích cực trong cuộc sống, nhất là trong thời gian sức khỏe tinh thần cần được chú trọng trong thời gian dịch bệnh này. 

Giãn cách xã hội kéo dài có làm bạn rơi vào tình trạng "sốt cabin"?

Bạn có đang nhầm tưởng bệnh lý với tính cách?

Khi còn trẻ có nên theo đuổi "chủ nghĩa cầu toàn" hay không?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ