Hệ quả đằng sau một fake news, ai là người phải gánh chịu?

Tin giả dù là tin giả xấu hay tin giả tốt thì cũng đang đánh mất lòng tin của nhiều người trên mạng xã hội.

Mới đây, cộng đồng mạng đang xôn xao trước một đoạn tin nhắn Zalo ghi lại cuộc trò chuyện được cho là giữa giảng viên (có tên là M.) với một nữ sinh năm cuối được cho là học khoa Kế Toán ở trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Theo đó, đoạn tin nhắn này có nội dung giảng viên sẽ "tạo điều kiện" cho qua môn nếu nữ sinh đồng ý "vào khách sạn".

Tuy nhiên, từ tối qua (27/10), nhà trường đã chính thức lên tiếng về sự việc và đang nhờ công an vào cuộc điều tra, làm rõ. Theo đó, giảng viên N.N.M cũng đã tường trình với nhà trường và phủ nhận sự việc, cho rằng những tin nhắn là giả mạo. Mới đây nhất, về phía nữ sinh (có tên H.), nhà trường cũng đã tiến hành rà soát tổng cộng 17 nữ sinh có tên như vậy và hiện là sinh viên năm cuối đang theo học tại trường nhưng tất cả đều khẳng định mình không liên quan đến đoạn tin nhắn trên.

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0
Nhà trường rà soát tên 17 nữ sinh trong vụ tố giảng viên "gạ tình", tất cả đều phủ nhận

Hiện vụ việc chưa được xác minh làm rõ nhưng tốc độ truyền tin xoay quanh những dòng tin nhắn này lại nhanh như cơn vũ bão. Chắc chắn rằng vụ việc này rồi sẽ qua, có thể chỉ sau 2 - 3 hôm khi công chúng lại bận quay cuồng với một vụ fake news mới. Nhưng hệ quả đằng sau một chiếc fake news, ai là người phải gánh chịu?

Những người trong cuộc, họ nhận về được gì đằng sau một fake news tràn lan mạng xã hội? 

Không biết từ bao giờ, khắp các cõi mạng, hễ chỉ cần một chiếc mác "bóc phốt" là lập tức người ta đua nhau bàn tán, truyền tin để phủ sóng độ viral. Đôi khi, dù không có đánh giá đúng - sai cho những thông tin chưa được kiểm chứng nhưng nó dễ tạo ra một cuộc "lên đồng" của dư luận.

Một phần vì người ta coi đó là điều mình quan tâm, phần còn lại là do sự "ăn theo". Vì hơn bao giờ hết, sống trong thế giới ảo, người ta sợ mình trở thành người tối cổ khi không bắt kịp xu hướng. Thử hỏi với những cuộc "lên đồng" như thế, những người trong cuộc, họ nhận về được gì đằng sau một chiếc fake news tràn lan mạng xã hội?

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0

Là người bị mang ra nói trước, tất nhiên người trong cuộc tạm thời đứng ở vị thế "người sai". Chưa dừng lại ở việc đúng hay sai,  một số "anh hùng gõ phím" còn để lại những lời bình luận đầy khiếm nhã, dù mọi việc còn chưa ngã ngũ. Người mạnh mẽ thì còn có thể mặc kệ. Nhưng số đó thì rất ít, bởi lẽ ai cũng có lòng tự tôn trọng. Còn những người không chịu nổi áp lực từ những lời đàm tiếu sẽ phải khóa Facebook, thậm chí ngay cả cuộc sống hiện thực của họ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Đứng trên cương vị là một giảng viên, thử hỏi nhân vật trong câu chuyện lùm xùm vừa qua sẽ như thế nào? Chắc chắn danh dự cũng như danh tiếng của người trong cuộc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Chỉ vì một mác "bóc phốt" sau một fake news, hai từ danh tiếng mà cả một đời người ta xây dựng lại thành đống tro tàn.

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0

Với những người xa lạ, giờ đây chúng ta thậm chí còn được nghĩ đến như một kẻ tồi tệ. Thứ tai tiếng này sẽ đi theo ta cả đời. Đến khi được giải oan, người bị hại cũng đã chịu một khoản chấn thương tinh thần rất lớn.

Đối với một tổ chức giáo dục, việc dính "phốt" lớn như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào? Một khi danh tiếng trở thành tai tiếng, chúng ta khó có cơ hội để phân trần, vì mỗi lời nói ra đều được người ngoài cuộc nhận định là thứ vũ khí để bao biện cho hành vi sai trái. Gần như là không có cách để bào chữa, để mang danh tiếng của mình quay trở lại phút ban đầu.

Một fake news xấu xí và một fake news đẹp đẽ bịa ra - liệu có nên xếp ngang nhau trên thang độ của sự tàn nhẫn? 

Từ lâu, mạng xã hội đã trở thành đời sống thứ hai của con người. Đây được coi là nơi chốn triển lãm tất tần tật những câu chuyện liên quan đến đời sống của mỗi cá nhân. Thậm chí đây là nơi trao đổi công việc, là công cụ đưa tin hữu hiệu. Tuy nhiên, vén màn sau những góc khuất của mạng xã hội là những mặt trái tiêu cực.

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0

Một chiếc fake news đánh hạ danh tiếng của một người, lấy danh dự của người khác ra làm niềm vui, làm trò tiêu khiển, liệu có đáng bị lên án? Nhìn lại trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát mạnh, các trang mạng xã hội lại có thêm việc làm khi phải "tuýt còi" cho nhiều thông tin sai sự thật.

Cũng trong những ngày dịch bệnh khó khăn, lẫn trong nhưng fake news xấu xí được bịa ra cũng có những câu chuyện bịa đặt cảm động lòng công chúng. Đó là vụ việc  của "Trần Khoa - tức bác sĩ Khoa Kute" chữa bệnh cho cha mẹ đang mắc COVID-19 nhưng khi biết không thể cứu được đã tự rút ống thở của cha mẹ để nhường ống thở cho sản phụ song thai đang cần máy thở. Lập tức người ta chia sẻ thông tin này khắp các cõi mạng nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Nhưng người ta lại hụt hẫng nhận ra khi đây là một fake news.

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0

Như vậy, một fake news xấu xí bịa ra chuyện vu khống, "bóc phốt" và một fake news đẹp đẽ bịa ra chuyện tan chảy trái tim liệu có nên xếp ngang hàng nhau trên thang độ của sự tàn nhẫn?

Chỉ bởi một nút "share"  trên mạng xã hội mà dư luận dễ dàng bị "dắt mũi' 

Khi fake news đã hình thành, nó cần những điều kiện, không gian để có thể được thổi bùng lên. Tuyệt nhiên, mạng xã hội chính là nơi lý tưởng để fake news ký sinh và chính những nút share là môi trường để fake news sinh sôi nảy nở.

Hiện tại, sự việc liên quan đến đoạn tin nhắn Zalo ghi lại cuộc trò chuyện được cho là giữa giảng viên (có tên là M.) với một nữ sinh năm cuối được cho là học khoa Kế Toán ở trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp vẫn còn chưa được xác minh. Nhưng khắp các trang mạng xã hội, ai cũng biết đến sự việc nóng hổi này.

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0

Chỉ bởi một nút "share" thần thánh trên mạng xã hội mà không biết tự bao giờ dư luận dễ dàng bị dắt mũi như vậy. Chưa rõ thực hư của sự việc là như thế nào nhưng người ta vẫn mặc tình chia sẻ sự việc mặc kệ mức độ đúng sai. Vô tình, nút "share" trở thành công cụ xấu cho tin giả. Đám đông có phải đang giận dữ vì công lý, vì đạo đức hay không? Hay họ chỉ cần một điều để tiêu khiển và chờ đến một đợt "bóc phốt" tiếp theo để thỏa sự chán chường của bản thân?

Mạng xã hội là một thế giới ảo, nhưng cá thể tham gia mạng xã hội đều là thật. Một khi đã xác định lập một tài khoản mạng xã hội, chọn một đời sống "ảo", thì cũng nên tuân thủ theo luật chơi một cách lịch sự, nghiêm chỉnh và văn minh. Lợi dụng mạng xã hội để làm công cụ đưa tin giả là một hành vi cần bị lên án. Ngày hôm nay có người bị hại thì những ngày sau đó, ai sẽ là nạn nhân tiếp theo cho sau những chiêu trò của kẻ "nấp sau bàn phím".

he qua dang sau mot fake news ai la nguoi phai ganh chiu - anh 0

Đến một lúc nào đó, "Công nghệ sẽ lấn lướt sự tương tác giữa con người, thế giới lúc đó sẽ là thế hệ của những kẻ đần độn?". Nương theo sự phát triển của công nghệ, cách mà chúng ta ứng xử với nhau thông qua con chữ và bàn phím máy tính cũng sinh ra nhiều quy tắc buộc chúng ta phải tự thích nghi để hoà nhập thời thế.

Nhà trường rà soát tên 17 nữ sinh trong vụ tố giảng viên "gạ tình", tất cả đều phủ nhận

Fake News: Sự lừa dối cảm xúc của số đông giữa mùa dịch bệnh

Mạng xã hội đã "bình thường hoá" việc xúc phạm cá nhân?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ