Fake News: Sự lừa dối cảm xúc của số đông giữa mùa dịch bệnh

Niềm tin không khó để trao đi nhưng sẽ rất khó để tồn tại trước một sự thật không hoàn toàn là sự thật.

Dù cho sự thờ ơ và vô cảm ngày càng lớn dần theo sự phát triển của xã hội; hay người ta trở nên hoài nghi nhiều hơn khi có ý muốn giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn nào đó thì lòng tốt của con người vẫn có cách bị dẫn dụ và làm cho chúng trở nên "mềm yếu". 

Sáng ngày 8/8, cả mạng xã hội bất ngờ "nổi giận" sau khi biết được sự mủi lòng, thương cảm của mình đã đặt sai chỗ cho một "fake news". Đó là thông tin một vị "bác sĩ" đã nhường máy thở của bố mẹ mình cho một sản phụ đang cấp cứu. Và thế là, cả cộng đồng mạng lập tức chia sẻ và góp phần lan tỏa câu chuyện nhân văn này. 

fake news su lua doi cam xuc cua so dong giua mua dich benh - anh 0

Lòng tốt - thứ cảm xúc mềm yếu rất dễ bị tấn công! 

Những ngày dịch bệnh vừa qua, chúng ta đã lắng nghe quá nhiều về những câu chuyện xoay quanh lòng tốt của con người. Đơn cử là những hình ảnh ấm lòng của các y bác sĩ tuyến đầu, các tình nguyện viên ngày đêm ra sức dập dịch chỉ vì lòng tốt muốn giúp người. 

Hay như câu chuyện cô chủ trọ nọ giảm tiền tháng, thậm chí miễn phí 100% cho những ai đang mắc kẹt giữa Sài Gòn cũng chỉ vì lòng tốt. Cho đến SOS Maps ra đời, một bản đồ chỉ dẫn lòng tin và kết nối giúp đỡ người khó khăn, cho đi và nhận lại giữa mùa dịch "vô điều kiện". 

fake news su lua doi cam xuc cua so dong giua mua dich benh - anh 0
SOS Maps: Bản đồ "chỉ dẫn" niềm tin và lòng tử tế giữa mùa dịch bệnh

Dịch bệnh khó khăn là vậy, lòng tốt là thứ duy nhất chúng ta cảm thấy ấm lòng trong những tháng ngày lạnh lẽo vì Covid. Cũng chính vì lòng tốt quá dễ "động chạm" nên không ít người đã tự ý xem nhẹ lòng tốt của người khác bằng cách dựng nên một câu chuyện thật đau thương để người ta... "khóc thuê". 

Dù câu chuyện được đề cập không mang tính trục lợi cá nhân vì đồng tiền như bao câu chuyện khác. Nhưng điều duy nhất mà những tin tức fake news mang lại đó là: Khiến lòng tin càng ngày càng chắp vá giữa người và người! 

Lừa dối nhau trong mùa dịch để làm gì? 

"Một lần bất tín, vạn lần bất tin", câu tục ngữ quen thuộc này đã ăn sâu vào tiềm thức của từng thế hệ Việt Nam. Bị lừa dối là một cảm xúc vô cùng tệ hại mà bất kì ai cũng đã trải qua ít nhất một lần trong đời. Cảm xúc đầu tiên của việc bị lừa dối đó là cảm thấy mình không được tôn trọng, niềm tin bị xem nhẹ và không - bao - giờ có thể thuần khiết lòng tin trở lại. 

fake news su lua doi cam xuc cua so dong giua mua dich benh - anh 0

Và đó cũng chính là cảm xúc của hàng triệu người khi biết fake news mà mình đã mủi lòng đến rơi nước mắt là hoàn toàn hư cấu!

"Làm mình đi kể cho mọi người nghe rất nhiều, giờ thấy hơi quê", "Hôm qua 2h sáng mình còn khóc sụt sùi vì tin này". Đây là một số những câu bình luận điển hình dưới bài viết xác nhận thông tin là giả. Và điều đó đã cho chúng ta thấy điều gì? Fake news không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của người khác mà còn làm dày thêm sự tiêu cực vốn có trong mùa dịch này. 

fake news su lua doi cam xuc cua so dong giua mua dich benh - anh 0
Một số những bình luận dưới bài đăng xác nhận thông tin giả

Covid-19 đã hoành hành hơn 2 tháng qua, chiếc điện thoại và mạng xã hội trở thành công cụ giải trí duy nhất để người ta nắm bắt thông tin và "hiểu chuyện". Người ta biết đến hàng loạt những số liệu "đắng chát" về ca lây nhiễm, biết được nhiều ca không qua khỏi vì Covid, biết được cả những mảng đen avatar xuất hiện trên Facebook,... 

Vậy tại sao phải làm dày lên cảm xúc tiêu cực trong nhau ở thời điểm lẽ ra phải lan truyền những thông điệp tích cực

Không khuyến khích sự hoài nghi nhưng hãy đặt niềm tin đúng chỗ 

Chúng ta không thể đòi hỏi một mạng xã hội chỉ phủ đầy mảng xanh tích cực vì vốn dĩ mạng xã hội chính là bức tranh phản ánh muôn sắc màu của cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta cần phải có trách nhiệm và tỉnh táo trước những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội mà không rõ nguồn gốc. 

fake news su lua doi cam xuc cua so dong giua mua dich benh - anh 0

Nút share, tuy chỉ là một công cụ thể hiện ý muốn lan tỏa câu chuyện của chúng ta nhưng nó sẽ vô tình trở thành "tội đồ" lan tỏa những fake news không đúng sự thật. Hãy tìm hiểu những kênh thông tin chính thống để tiếp nhận thông tin, qua đó, sẽ góp phần tạo được sự lan tỏa về trách nhiệm sử dụng mạng xã hội, cũng như bổ sung thêm các thông tin hữu ích cho bản thân và mọi người xung quanh. 

Và quan trọng là hãy bảo vệ chính "lòng tốt" của mình. Niềm tin không khó để trao đi nhưng sẽ rất khó để tồn tại trước một sự thật không hoàn toàn là sự thật. 

SOS Maps: Bản đồ "chỉ dẫn" niềm tin và lòng tử tế giữa mùa dịch bệnh

Nhật ký tình nguyện của "gã điên" từng đi bộ xuyên Việt: "Nhìn F0 không qua khỏi, mà chẳng dám khóc"

Nhật ký tình nguyện tại Sài Gòn: "Mình đã trở thành F0 sau khi tham gia chống dịch"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ