Cách phân biệt tin thật giữa hàng ngàn tin giả

Ngày nay, mạng xã hội chính là kênh tiếp cận thông tin nhanh nhất đối với mọi người, và cũng là phương tiện đưa tin tiện lợi của mỗi chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta có thể tiếp nhận hàng tá thông tin khác nhau dưới các dạng hình thức truyền tải như hình ảnh, video hay bài viết,... Với sự phát triển của mạng xã hội như ngày nay thì có thể nói mỗi người đều là một người đưa tin. Bởi chỉ cần một cú click chuột, thông tin bạn muốn truyền tải sẽ ngay lập tức xuất hiện trên mạng. Nhưng mấy ai biết được trong tất cả những thông tin ấy, đâu là tin thật và đâu là tin giả?

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Hiện tượng tin giả

Tin giả đơn thuần chỉ là thông tin sai sự thật, hư cấu do một các nhân hay một tổ chức bịa ra. Vì không phải qua kiểm chứng hay kiểm duyệt như báo chí nên việc đưa tin là cực kỳ dễ dàng. Tin giả mà chạm được đến lòng người, hay gây phẫn nộ hoặc tác động vào nỗi sợ của con người tăng tính hiếu kỳ thì càng được lan truyền nhanh.

Hiện nay, có thể nói hiện tượng tin giả tràn lan trên mạng xã hội đang trở thành một vấn nạn nguy hiểm, đặc biệt trong khoảng thời gian nhạy cảm như hiện nay.

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Việc làm tin giả mang lại lợi ích gì cho người đưa tin? Lợi ích đơn thuần nhất của nhiều người đưa tin giả đó chính là mong nhiều người biết đến mình hơn, bài post của mình nhiều like và share hơn.

Nhưng nguy hại hơn là việc nhiều người đã lợi dụng lòng tin con người để lừa lọc, nhằm thu lợi cho bản thân. Nếu không đủ tỉnh táo để nhìn nhận thì chúng ta rất dễ dàng rơi vào những "bẫy tin tặc" được giăng đầy trên mạng, từ đó trở thành những con mồi béo bở cho những thủ phạm đứng sau bàn phím.

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0
cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Trong thời điểm dịch bệnh nhạy cảm như hiện nay thì thật nguy hiểm khi những tin giả lại được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây hoang mang cho người dân, điển hình là những thông tin về tình hình phòng chống dịch bệnh vừa qua. Điển hình là những thông tin về thực phẩm sẽ khan hiếm khiến người dân hoang mang và đổ xô ra đường để mua lượng thực, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Vậy nên trước vấn nạn tin giả đang càng ngày càng lớn mạnh như hiện nay, hãy tỉnh táo và khoan vội tin mà hãy xem xét qua các bước sau để xác định thông tin ấy:

Xác định tin - step by step

Bước 1: Xác định nguồn tin

Trước khi bắt đầu tiếp nhận thông tin bất cứ trên mạng xã hội, internet. Bạn cần kiểm tra và tự đặt câu hỏi rằng "Ai là người đăng thông tin này, là cá nhân hay một đơn vị?", "Những người này làm nghề gì, có phải là nhà báo không?", "Website đăng bài có đến từ một cơ quan báo chí chính thống không?",... Nên lựa chọn những người có mức độ uy tín trên mạng xã hội, các cơ quan báo chí được cấp phép, hay một tập đoàn, tổ chức có danh tiếng.

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Việc xác định này là cực kỳ cần thiết bởi vì khi đọc rất nhiều bài báo có thể đánh mạnh vào cảm xúc của bạn, khiến bạn quên đi việc cần xác minh đúng sai. Hiện tại có rất nhiều trang báo giả được đặt tên gần giống với những tin báo chính thống để dễ dàng qua mắt người xem nếu họ không để ý kĩ càng. Vậy nên bạn hãy kiểm tra mức độ tin cậy của website hay trang báo đó trước khi đọc những thông tin đó nhé. 

Bước 2: Xác định nội dung thông tin trong bài viết là mới hay cũ

Thỉnh thoảng có nhiều thông tin, sự việc đã cũ nhưng lại được "đào lên" để làm "cần câu view" hay phục  vụ cho đích xấu. Ngoài ra để làm cho việc đưa tin giả trở nên đáng tin cậy hơn, "tin tặc" sẽ lấy hình ảnh có mức độ gần liên quan đến thông tin đăng tải nhằm đánh mạnh vào niềm tin vì không chỉ đọc chữ, bạn còn thấy được hình ảnh xác thực.

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Chính vì thế sau khi đọc xong thông tin bạn hãy xác định các thông tin, hình ảnh đó là cũ hay mới. Có rất nhiều cách để xác định thời gian đăng tải của nội dung thông tin. Bạn có thể nhập lại từ khoá của nội dung và tìm kiếm trên Internet hay sử dụng Google Image để xác định thời gian chính xác của hình ảnh về sự việc đó. Nếu bức ảnh là cũ, sẽ trên mục tìm kiếm sẽ xuất hiện hình ảnh tương tự, kèm người, web đăng và thời gian đăng tải.

Việc sử dụng Google Image cũng rất có ích vì nếu không có bức ảnh chính xác như bài đăng, công cụ sẽ gợi ý các bức ảnh liên quan. Chính vì thế cách này cũng giúp bạn kiểm tra được hình ảnh có bị chỉnh sửa sai lệch so với sự thật hay không. 

Bước 3: Kiểm tra các thông tin xuất hiện trong bài

Các thông tin trong một bài báo thường sẽ liên quan và đề cập đến một người, một đơn vị nào đó. Nếu thấy các thông tin mới lạ, khoan vội tin mà hãy tìm kiếm các thông tin về đối tượng liên quan này. Xem người được tin nhắc đến có thật và có đang làm việc tại nơi đó không.

Hoặc nếu là một sự việc thì người đăng tin có làm hay liên quan gì đến vụ việc này không? Double-check qua những nơi uy tín liên quan đến vụ việc xem có đăng tải thông tin tương tự không.

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Nếu là một câu nói hay một trích dẫn thì bạn cần xác định người nói là ai, có chuyên môn gì liên quan đến thông tin trong lời phát ngôn không. Nếu một người làm về kinh tế lại đi phát ngôn về vấn đề của y tế thì câu nói ấy có phần trăm cao là không uy tín. 

Bước 4: Xem xét tổng thể bài viết

Một bài viết được một người nhà báo đưa tin chắc chắn sẽ không bao giờ bị lỗi những điều đơn giản về tổng thể như lỗi chính tả, lỗi morat (khoảng cách, cách đặt dấu,...) hay sử dụng font chữ lạ.

Title bài viết bị giật tít quá mức so với nội dung bài, việc giật tít để thu hút nhiều người ấn vào bài hơn. Các minh chứng giúp tham chiếu thông tin, nếu một bài viết chỉ toàn chữ thì rất khó để xác định, thường sẽ phải có hình ảnh, video ghi lại vụ việc hay phát ngôn của người liên quan đến vụ việc đó.

cach phan biet tin that giua hang ngan tin gia - anh 0

Chúng ta thường nói lý trí và cảm xúc là 2 thứ hoàn toàn khác biệt, nhưng nếu chạm vào cảm xúc thì lý trí thường bị bỏ qua một bên. Lợi dụng kẽ hở ấy, nhiều "tin tặc" đã đăng tải các thông tin đánh thẳng vào cảm xúc.

Hiện nay có rất nhiều thông tin khiến chúng khó lòng bình tĩnh mà tiếp nhận, nhưng chính những phút giây đó lại là điểm yếu để kẻ xấu dễ dàng thao túng hành vi của chúng ta hơn. Chúng ta sẽ dễ dàng bị lừa hơn bởi sự lo lắng và mất bình tĩnh ấy. Vậy nên hãy đừng vội thả cảm xúc mà dùng lý trí đề nhìn nhận, luôn cho bản thân thời gian để xem xét và chọn lọc thông tin trước khi quyết định tin tưởng. 

Không chỉ áp dụng 5K đẩy lùi Covid-19, mà cần 5K để phòng chống "virus tin giả"

Fake News: Sự lừa dối cảm xúc của số đông giữa mùa dịch bệnh

Các thông tin về vaccine Sinopharm phòng Covid-19 tại Việt Nam

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ