Gen Z chơi Facebook kiểu: 7749 "group kín" nhưng không phải cái nào cũng hữu ích?

Nếu như là một người chuyên sử dụng mạng xã hội Facebook, chắc sẽ không khó để thấy những năm gần đây, các hội, nhóm kín trên mạng xã hội này mọc ra như nấm.

Chỉ cần lướt một vòng là dễ dàng bắt gặp ngay, từ lĩnh vực nấu ăn, làm đẹp cho chị em phụ nữ đến hội nhóm “săn” các thiết bị công nghệ, chơi game của cánh đàn ông, hay những nhóm ôn tập, học bài cho các bạn sinh mọi cấp độ. Và hàng loạt nhóm có cái tên khó hiểu ra đời: Hội người lười Việt Nam, Cột sống sinh viên, Trải lòng hội, Gen j Z chòy,...

Điều đó khiến nhiều người lấy làm khó hiểu, rõ ràng, những thế hệ trước Gen Z cũng đã làm quen với nền tảng này, nhưng việc tham gia các hội nhóm chỉ mang tính chất đơn lẻ, không ào ạt mà rất có chọn lọc. Vậy, nguyên do tại sao lại có trào lưu này?

gen z choi facebook kieu 7749 group kin nhung khong phai cai nao cung huu ich - anh 0

Có phải vì Gen Z là một thế hệ quá cô đơn…

Thoạt nghe qua thì tưởng đây là một nhận định sai lầm vì Gen Z lúc nào cũng được biết đến như một thế hệ năng động, tự tin và kiêu hãnh có thừa, thế thì cớ sao những bạn trẻ này lại vấp phải sự cô đơn được chứ.

Thật ra, chính vì Gen Z lớn lên trong sự bùng nổ mạng xã hội nên khoảng cách giữa người và người được thay thế bằng những tương tác trên Facebook, Instagram nên ngày càng nhiều người cảm thấy ngoài những cú “like”, “thả tim” ảo, họ chẳng có ai để dựa vào.

Vì lẽ đó, tìm đến các hội, nhóm kín này là một giải pháp để có người lắng nghe mình, trút “bầu tâm sự” và giãi bày những nhiễu nhương trong cuộc sống. Dần dần, họ lại càng lún sâu hơn vào cái hố không thể thoát ra này.

gen z choi facebook kieu 7749 group kin nhung khong phai cai nao cung huu ich - anh 0

Khi cuộc sống ngày thường quá đơn điệu và nhàm chán, chẳng có sự việc gì làm người ta phải hứng thú thì lướt một vòng facebook để “hóng chuyện thiên hạ” rồi cũng những người xa lạ trò chuyện rôm rả sẽ làm thế giới tẻ nhạt đó ồn ào, huyên náo hơn một chút.

Khi mà ngày nào cũng tất bật với công việc, học hành, lúc về đến nhà thì đã mệt nhoài, chẳng ai muốn tâm sự, chẳng ai buồn hỏi thăm nhau nữa thì những người trẻ buộc phải giải tỏa sự cô đơn của mình bằng cách cố gắng trở thành một phần của cộng đồng nào đó. Để họ cảm thấy họ không bị “lạc” ra ngoài, hay nói cách khác, để tự huyễn hoặc chính mình rằng mình không cô đơn.

Dẫu biết những người dưng trên mạng dù có thế nào thì cũng chỉ là người dưng mà thôi, nhưng họ vẫn chấp nhận, vì thà có người trò chuyện cùng còn hơn không. Thà được nhìn thấy Facebook “ting ting” những thông báo còn hơn nằm một mình trong phòng không ai đoái hoài, cô đơn đến một cái thông báo cũng không có nổi.

gen z choi facebook kieu 7749 group kin nhung khong phai cai nao cung huu ich - anh 0

Hay vì Gen Z toàn những “cao thủ ẩn mình”?

Một trong những đặc điểm làm các bạn trẻ Gen Z khác hẳn so với các Gen khác là họ đặc biệt chú trọng sự riêng tư. Gen Z là những người sinh trong những năm 1995 đến 2010, mà khoảng thời gian này vừa vặn lại là khoảng thời gian người ta bắt đầu chú ý tới các cụm từ “bảo mật”, “riêng tư”, “cá nhân”.

Có lẽ vì thế mà nhiều tài khoản “clone” (tạm dịch: tài khoản phụ) ra đời với lý do chủ nhân của nó muốn giữ sự riêng tư nhiều nhất có thể. Những tài khoản này sẽ thay các tài khoản chính “trú ngụ” trong các nhóm nhỏ, để chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải như một cách giải tỏa áp lực mà không sợ ai dè bỉu hay phán xét.

Còn nhớ tháng 5 năm nay, chúng ta ai cũng bất ngờ khi báo chí đưa tin một group mang tên Lớn lên trong một gia đình độc hại thu hút đến hơn 14,000 thành viên. Trong nhóm đó, những bạn trẻ giãi bày nỗi khổ tâm khi có ba mẹ, người nhà “độc hại” và những nỗi đau tinh thần lẫn thể xác họ phải ngày ngày gánh lấy.

gen z choi facebook kieu 7749 group kin nhung khong phai cai nao cung huu ich - anh 0

Có lẽ, với danh tính thật của mình, chẳng đời nào những bạn nhỏ đó có đủ dũng cảm để lên tiếng công khai đâu, nên họ phải tìm đến các nhóm này với hy vọng sẽ có những người đồng cảnh ngộ hiểu cho mình.

Cũng vì lẽ đó mà để “đào thải” những phiền não, các bạn trẻ đành ẩn mình trong các “nick clone” và trở về đúng với những cảm xúc thật của mình. Phải chăng vì xã hội đang đòi hỏi quá cao và khắt khe với những người trẻ, nên đâm ra họ phải luôn sống với một cái vỏ bọc hoàn hảo, không muốn ai biết những phần mong manh nhất của mình?

Song những mảng sáng cho thấy nhiều tích cực

Công bằng mà nói, một phần mà các group này ra đời cũng do sự thiếu hụt các nguồn thông tin đáng tin cậy. Những vấn đề mà Gen Z quan tâm vốn rất khác với cái được dạy trong sách giáo khoa, càng khác với những quan ngại của anh chị, cha chú đi trước. Họ cởi mở hơn, được tiếp xúc với văn hóa phương Tây sớm hơn nên lối sống cũng thoáng và từ đó, nảy sinh nhiều vấn đề hơn.

gen z choi facebook kieu 7749 group kin nhung khong phai cai nao cung huu ich - anh 0

Không cần nói đâu xa những vấn đề vĩ mô, từ những chuyện ăn mặc bình thường trong cuộc sống hàng ngày thôi, cũng khó để tìm những trang review uy tín, do ảnh hưởng của marketing và PR quá đà. Thế nên, họ tự lập ra những nhóm để review sản phẩm một cách chân thật nhất, “mách bảo” cho nhau những điểm cần đến và những chỗ “í ẹ” phải tránh.

Hơn cả là những thú vui tiêu khiển tầm thường, mục đích ngày càng nhiều hội, nhóm được lập ra là để nạp thêm kiến thức bổ ích về văn hóa, lịch sử, công nghệ,... Hẳn ai cũng sẽ từng nghe qua hoặc “nằm vùng” trong ít nhất loạt nhóm Maybe u miss this Fucking news, Maybe this art should be known, Maybe you can’t stop reading it và nhiều cái tên tương tự. Trong các nhóm lên đến hàng trăm ngàn thành viên như vậy, đủ các câu chuyện kì bí có, hay ho có, mới lạ có, không chỉ của Việt Nam mà các nơi khác trên thế giới liên tục được chia sẻ và đều nhận được lượt tương tác rất cao.

Nhiều người sẽ hoài nghi về độ chính xác của các thông tin được chia sẻ, nhưng đó lại là điểm sáng của cách tiếp thu này: các bạn trẻ có thể thoải mái đưa ý kiến, bổ sung hoặc phản bác, miễn là lịch sự và không mang tính xúc phạm. Như vậy, các bạn sẽ được rèn luyện tư duy sắc bén hơn và có cái nhìn đa chiều hơn về một vấn đề cụ thể.

gen z choi facebook kieu 7749 group kin nhung khong phai cai nao cung huu ich - anh 0

Cuối cùng, rất nhiều nhóm kín được lập ra như Gen Z j chòy, Hội Người điếc, Hội người lười Việt Nam,... chỉ để phục vụ một mục đích duy nhất: giải trí. Trong các nhóm này, sự tiêu cực được giảm xuống tối thiểu khi những “giang cư mận” có khiếu hài hước thỏa thích đăng tải các memes châm biếm các sự việc đang “hot” trong cuộc sống, các mẩu chuyện hài cỏn con mình vô tình bắt gặp chẳng hạn.

Các bạn cũng có đôi khi tâm sự với nhau về những việc không được như ý muốn nhưng cách truyền đạt không nặng nề mà nhẹ nhàng, vui tươi, như thể các bạn nhìn sự việc “nhẹ bưng”. Sau một ngày vật lộn với cuộc sống, những bạn trẻ chỉ cần mở điện thoại lên là có thể bật cười khanh khách, thích thú trước những sự hài hước giản đơn như vậy.

Gen Z và sự "ô nhiễm" thông tin từ mạng xã hội

Tại sao Gen Z lại sử dụng Facebook nhiều đến thế?

Facebook, Instagram đang dần bị thay thế bởi ứng dụng hẹn hò Tinder?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ