Facebook đổi tên, đổi hướng hoạt động được đánh là bước đi ngoạn mục nhưng liệu có đủ để xóa nhòa mọi bê bối?
Dấu chấm hỏi nhân cách
Năm 2016, Facebook vướng vào vụ bê bối Cambridge Analytica - liên quan đến việc thu thập thông tin nhận dạng cá nhân của 87 triệu người sử dụng. Sự kiện này đã khiến hình ảnh Facebook đi xuống dữ dội. Người dùng đã đặt dấu chấm hỏi nhân cách cho nền tảng này. Liệu Facebook có phải là một ứng dụng vô nhân đạo đang trục lợi trên người dùng?
Frances Haugen, cựu quản lý sản phẩm của Facebook đã trả lời cho câu hỏi này vào đầu tháng 10. Ngày 3/10, cô xuất hiện trên chương trình 60 Minutes của WSJ để lên tiếng tố cáo nền tảng này. Ngày 5/10, cô có mặt tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ để phản đối cách vận hành của công ty đã gắn bó suốt 2 năm.
Cô đã nêu ra 4 điểm tiêu cực của nền tảng này và cho rằng ứng dụng này đang tập trung vào lợi nhuận thay vì bảo vệ người dùng. Thậm chí, Haugen còn so sánh Facebook với những công ty thuốc lá. Cả hai đều gây hại từ bên trong.
- Cho phép lan truyền thông tin sai lệch
Frances Haugen nói rằng một trong những cơ chế sản phẩm cốt lõi của Facebook là khuyến nghị về độ lan truyền và tối ưu hóa để tương tác. Điều này dẫn đến việc những phát ngôn gây sốc hoặc nội dung phảm cảm, lố lắng được đẩy mạnh để nhiều người thấy.
- Giải quyết thông tin sai lệnh một cách nhỏ giọt
Mỗi ngày lượng thông tin đăng tải lên Facebook rất nhiều nhưng thuật toán của nền tảng lại không thể kiểm soát được hết. Điều dẫn đến tình trạng thông tin không phù hợp được phép xuất hiện.
Theo những gì cô chia sẻ, Facebook chỉ loại khoảng 3% - 5% nội dung gây thù ghét và dưới 1% nội dung bị coi là bạo lực hoặc kích động bạo lực.
Nội dung liên quan
- Phớt lờ tác động tiêu cực lên trẻ vị thành niên
Dù Mark từng nói không tin vào chuyện các nền tảng gây ra tác động tiêu cực đến trẻ em và người vị thành niên nhưng những điều Haugen nói đã phủ nhận hoàn toàn lời của anh. Cô cho biết có 13,5% người dùng nữ ở tuổi vị thành niên dùng Instagram cho biết nền tảng này khiến họ muốn "tự tử và tự gây thương tích". Khoảng 17% người dùng nói mạng xã hội gây các vấn đề như chứng chán ăn.
- Không ngăn chặn những nội dung khai thác con người
Facebook tuyên bố sẽ loại bỏ nội dung có liên quan đến khai thác và lợi dụng con người trong tiêu chuẩn cộng đồng. Tuy nhiên, tài liệu nội bộ Haugen đưa ra lại cho thấy điều ngược lại. Các nền tảng, đặc biệt là trên Instagram đã chấp chứa những nội dung như mua bán dâm, mua bán người trái phép...
Lỗ hỏng của sự hoàn hảo
Sau khi Haugen thẳng thắn phơi bày mọi thiếu sót của Facebook, nền tảng này bị sập một cách bất thường. Sự cố bay màu kéo dài đến hơn 5 tiếng càng chứng tỏ Facebook đang thụt lùi trên đường đua công nghệ.
Thậm chí, Facebook phải lên Twitter thừa nhận sự cố và xin lỗi người dùng. Facebook là người chơi hệ độc lập - tự kiểm soát DNS của tất cả nền tảng lớn nhỏ như Instagram, Workplae, Messenger... Vì vậy, họ có một hệ sinh thái riêng. Điều này vừa tạo ra một sự bảo mật tuyệt vời vừa khiến cho những sự cố khó giải quyết hơn. Ví dụ như khi Facebook sập, các nền tảng khác cũng bị liên lụy. Một con sâu làm rầu nồi canh.
Sự việc sập toàn bộ ứng dụng liên quan đến Facebook cũng cho thấy sự bành trướng của nền tảng này trong ngành truyền thông - marketing và kinh tế - chính trị. Nền tảng này đang độc quyền nhiều thứ và có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn. Sức mạnh của Facebook có thể phát triển gấp mấy lần trong nhiều năm tới nếu tiếp tục vận hành theo xu hướng này.
Có thể nói, nếu Facebook không chia nhỏ hoạt động sẽ tạo nên lỗ hỏng lớn trong ngành liên lạc, dịch vụ và ảnh hưởng đến nhiều người dùng trong tương lai. Vì không ai đảm bảo sự cố sập như thế sẽ không diễn ra. Hơn nữa, đây không phải lần đầu Facebook gặp sự cố kỹ thuật toàn cầu.
Chiêu bài quét tài khoản chưa đủ đô
Facebook sẽ có những đợt quét bất thường để khóa các tài khoản vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Tuy nhiên, cách thức chặn tài khoản phát tán nội dung nhạy cảm hay hành động vi phạm tiêu chuẩn đã đủ sức để làm sạch nền tảng?
Câu trả lời là chưa.
Vì nếu Facebook đã quán triệt mọi nội dung nhạy cảm thì sẽ không có những bài đăng tiêu cực, những hội nhóm bán dâm, buôn người hay chuyện share link nhạy cảm và phát tán ảnh nóng trong các tin nhắn.
Vấn đề của Facebook nằm ở việc kiểm soát nội dung lỏng lẻo và coi nhẹ những tác động tiêu cực lên người dùng. Nếu nền tảng này không giải quyết sạch sẽ vấn đề cốt lõi thì sẽ còn hàng trăm, hàng nghìn lần quét bất thường như thế.
Nội dung liên quan
Hơn nữa, đợt quét bất thường của Facebook đã ảnh hưởng đến nhiều tài khoản "lành mạnh". Đây là những tài khoản hoạt động bình thường và không hiểu nguyên nhân gì dẫn đến chuyện bị khóa và chặn tài khoản.
Việc khóa tài khoản và cho phép kiến nghị trong vòng 30 ngày của Facebook cũng vô tình tạo ra một nhóm lừa gạt mới - mở khóa tài khoản giá rẻ. Những người này sẽ lợi dụng mong muốn lấy lài tài khoản cá nhân để chiếm đoạt tài sản. Vì thế, Facebook cần mạnh tay trong việc lọc nội dung, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực và dẹp các thành phần trục lợi như thế này.
Đổi tên không đổi được quá khứ
Sau loạt bê bối liên quan đến cách vận hành và sự tác động tiêu cực của Facebook, nền tảng bắt đầu có động thái chuyển mình. Ông lớn mạng xã hội có ý định tập trung xây dựng Metaverse (thế giới ảo trên mạng xã hội tăng cường trải nghiệm bằng các công nghệ như VR, AR).
Business Insider đánh giá đây là nước đi "thiên tài" của nền tảng. Tuy nhiên, nước đi này chỉ như bản nâng cấp trải nghiệm chứ không thể cứu vớt hình ảnh đang xấu dần của Facebook.
Sự thiên tài của Facebook nằm ở chỗ họ bẻ hướng dư luận từ những ồn ào gây ảnh hưởng đến thương hiệu đến câu chuyện khai phá vũ trụ ảo cùng một cái tên mới. Câu chuyện đổi tên và hướng đi của Facebook đã thành công đánh lạc hướng được nhiều người dùng. Nhưng " dĩ dãng dơ dáy dễ gì giấu diếm".
Eric Schiffer, CEO công ty truyền thông - công nghệ The Patriarch Organization trao đổi với Business Insider như sau Facebook sẽ tiếp tục đối mặt với những rắc rối. Dù vậy, nền tảng vẫn tồn tại nhờ nguồn lực sẵn có, sự hiểu biết chính trị và sức mạnh vận động hành lang.
Theo vài thông tin rò rỉ, Facebook đang nhắm đến đối tượng người dùng trẻ em thông qua metaverse. Giáo sư Andrew Pryzbylski - nhà tâm lý học tại Đại học Oxford - người đã nghiên cứu hành vi trẻ em tương tác với mạng xã hội và trò chơi điện tử cho biết điều này có thể tác động đến cuộc sống thực tế của trẻ em. Đây chính là mối nguy hiểm của nhiều bậc phụ huynh.
Loạt tố cáo Facebook vẫn còn đó. Những tác hại tiêu cực và nguy hiểm từ nền tảng này vẫn tồn đọng. Nếu Facebook có thể khiến Frances Haugen hạ nhiệt và rút lui khỏi cuộc chiến danh dự này thì trong tương lai vẫn sẽ có nhiều Frances Haugen khác.
Chỉ khi Facebook chịu lắng nghe và bảo vệ người dùng, những lời tố cáo sẽ được dẹp yên. Lúc này, hình ảnh của ông lớn mới được cứu vớt. Còn nếu không, Facebook sẽ đối mặt với những lỗ hỏng và sự chỉ trích phiên bản Metaverse trong tương lai.
Câu hỏi đặt ra ở đây Facebook sau khi đổi tên có thể vực dậy để chiếm thế thượng phong như xưa hay sẽ bị lụi tàn giữa những nền tảng khác vì loạt bê bối?
Nguồn: TH&PL