Dù là cố ý hay vô tình nhưng việc vi phạm các quy định về quyền sở hữu ý tưởng của người khác cần được lên án.
Việc thể hiện các ý tưởng ban đầu được coi là tài sản trí tuệ và được bảo vệ bởi luật bản quyền, giống như các phát minh ban đầu. Hầu hết tất cả các hình thức diễn đạt đều được bảo vệ bản quyền miễn là chúng được ghi lại hoặc diễn giải ra bằng một cách nào đó: Một bản phác thảo, những dữ liệu mà bản thân tìm kiếm…
Nội dung liên quan
Sự việc ồn ào của Ngọc Trinh bị nhà thiết kế nước ngoài tố đạo nhái đang nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi hành vi lấy cắp ý tưởng trong các công việc về sáng tạo luôn là điều cấm kỵ. Vì vậy, cần hiểu hơn về bản chất của hành vi sao chép ý tưởng và biết tự đặt ra ranh giới nhất định giữa đạo nhái và cảm hứng sáng tạo.
Biến ý tưởng của người khác thành của riêng
Nhiều người nghĩ rằng đạo nhái chỉ đơn giản là việc vay mượn hay lấy cảm hứng từ ý tưởng, không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Từ đây, một số người có thể tùy tiện sử dụng thành quả lao động, nỗ lực của người khác một cách vô ý, biến chúng thành của riêng mình và phục vụ các nhu cầu của bản thân.
Sự tùy tiện này không thể được nhìn nhận là sự vô tình của một người, bởi lẽ ai cũng có thể đủ nhận thức về việc lấy đi thành quả của người khác là sai trái. Trong nhiều trường hợp, thậm chí còn có thể sẽ phải bị xử lý theo quy định của pháp luật với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nội dung liên quan
Sao chép mà không có được sự cho phép
Căn bản những ý tưởng, mẫu thiết kế hay nội dung nào đó chỉ thuộc về cá nhân làm ra chúng và họ có quyền sở hữu. Việc sử dụng ý tưởng khi chưa có được sự đồng ý từ nhà thiết kế chính việc sử dụng trang phục hay không có sự thỏa thuận với người làm ra một tác phẩm chính là hành vi đạo nhái và ăn cắp.
Sự đồng ý của một cá nhân chính là tấm vé để ta có thể triển khai, thực hiện hay lấy ý tưởng từ họ, điều này có được sự cho phép của các nhân sở hữu và hoàn toàn không vi phạm. Tất nhiên chúng hoàn toàn hợp pháp và chẳng có cơ sở nào để cho đó là đánh cắp ý tưởng khi đã được sự đồng ý từ người sở hữu.
Cung cấp thông tin không chính xác về nguồn
Chúng ta có thể có những sự tham khảo, học hỏi từ những người xung quanh, các nội dung hay mẫu thiết kế đã được công khai trên các diễn đàn, mạng xã hội. Tuy nhiên, bất kì một sự tiếp nhận ý tưởng nào mang tính sở hữu từ người khác, cần ghi rõ những nguồn cụ thể, về tên tòa soạn, nhà thiết kế hay người sáng tạo ra.
Đó không chỉ đảm bảo quyền lợi cho bản thân mỗi người, mà còn như cách để ta có thể tôn trọng tác giả. Việc đã ghi nguồn không thể được đánh giá là hành vi đánh cắp ý tưởng bởi lẽ ta đang có được sự công khai danh tính của người sở hữu, hơn hết cũng là việc mỗi người không thừa nhận ý tưởng đó hoàn toàn là của bản thân.
Tự ý thay đổi cấu trúc của ý tưởng, nội dung
Một mẫu thiết kế nguyên bản, nội dung hoàn chỉnh được một cá nhân lấy về và phát triển, cải biên nó lại theo cách của riêng mình cũng được xem là hành vi đạo nhái. Điều này có thể thấy rõ ở rất nhiều những ồn ào về trang phục, thậm chí là trong âm nhạc khi cộng đồng mạng soi ra được nhiều điểm tương đồng.
Đáng nói hơn, không chỉ là hành đạo nhái từ người khác, mà còn là cố tình thay đổi cấu trúc nhằm tránh né, gian lận việc bản thân sử dụng ý tưởng trái phép. Vốn dĩ mỗi một ý tưởng, sự sáng tạo của cá nhân là riêng biệt, nên khi có bất kỳ một sự đạo nhái nào thì cũng rất dễ dàng để nhận ra được.
Vậy, đạo nhái ý tưởng sáng tạo phải chăng là một minh chứng cho sự cạn kiệt chất xám của một người?
Nguồn: TH&PL