Cúm A bất ngờ sinh sôi giữa mùa hè gây hại đến sức khỏe của trẻ em lẫn người lớn.
Thời gian gần đây, các ca nhiễm cúm A bất ngờ tăng cao dù đang là "trái mùa" bệnh, bởi loại cúm này chỉ diễn ra vào mùa lạnh. Theo đó, Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường phát triển khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2 và A/H7N9 gây nên.
Nội dung liên quan
Những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao bao gồm: trẻ em dưới 5 tuổi và người có bệnh nền mãn tính như: tiểu đường, suy thận… hay phụ nữ đang mang thai nếu sức đề kháng bị suy giảm.
Triệu chứng mắc bệnh giống hệt như các loại cảm mùa thông thường là đau họng, sổ mũi, hắt hơi. Sau khi nhiễm cúm lâu ngày, có thể dẫn đến sốt vừa đến cao (trên 38 độ), đau nhức khắp cơ thể, người yếu ớt không có sức lực, đau đầu, chóng mặt, cảm giác ớn lạnh...
Nội dung liên quan
Đối với trẻ em, nếu nhiễm bệnh nặng có thể dẫn tới co giật, khó thở, thở nhanh. Vì vậy, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng trên hãy đưa ngay tới trung tâm y tế công cộng hoặc bệnh viện kịp thời để chữa trị. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra suy hô hấp dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản…
Vì vậy, để bảo vệ bản thân lẫn những người trong gia đình không mắc cúm A, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đầy đủ vaccine cúm hàng năm. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vắc-xin cúm hàng năm vào trước mùa dịch là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh cũng phải được giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, các dụng cụ, đồ vật thường tiếp xúc nên được lau chùi sạch sẽ, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn.
Trong trường hợp dịch cúm bùng phát, cần đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác.
Nguồn: TH&PL