Chỉ còn 2 ngày, Hàn Quốc sẽ diễn ra kỳ thi đại học khắc nghiệt ngang ngửa Squid Game!

Ở Hàn Quốc, trường học còn được ví với "chiến trường" bởi sự cạnh tranh "khốc liệt".

Chỉ còn hai ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh Đại học của Hàn Quốc sẽ diễn ra. Đây là một trong những quốc gia mà kỳ thi Đại học được biết đến là khắc nghiệt và đầy áp lực. Và cho đến năm nay, người ta lại có thêm một ví dụ điển hình để có thể dễ dàng ví von hơn, đó là Squid Game

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
Chỉ còn hai ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh Đại học của Hàn Quốc sẽ diễn ra 

Thực trạng giáo dục và kỳ thi đại học ở Hàn Quốc được so sánh với Squid Game

Trong Squid Game, 201 người chơi đã sống sót sau trò chơi đầu tiên và 187 người đã lựa chọn quay trở lại, chính thức "một sống, một còn" với tham vọng giành được khoản tiền khổng lồ. Còn vào năm ngoái, số lượng thí sinh dự thi đại học của Hàn Quốc là 426.344 thí sinh và con số này dự kiến tăng lên đến khoảng 440.000~450.000 thí sinh trong năm nay. 

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
Dự kiến dự kiến có khoảng 440.000~450.000 thí sinh tham dự kỳ thi đại học năm nay tại Hàn Quốc

Trong tổng 442 người chơi thực sự, chỉ có 1 người nhận được số tiền thưởng khổng lồ. Nếu kỳ thi đại học là một trò chơi con mực thì số lượng thí sinh về nhất trò chơi tương đương với 10.000 người. Một sự thật trùng hợp là nếu gộp chỉ tiêu tuyển sinh của ba trường đại học danh tiếng như Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Korea và Đại học Yonsei hay cộng tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành y, dược học và luật thì cũng ra một con số tương tự. 

Cũng trong Squid Game, có một số người quản lý trò chơi lén lút tiết lộ thông tin trò chơi cho cựu bác sĩ, người chơi số 111, để đổi lấy nội tạng của người bị loại khỏi trò chơi. Người chủ trì trò chơi khi phát hiện ra sự việc đã trừng phạt họ và nói rằng: "Ở đây, tất cả mọi người cạnh tranh công bằng trong cùng một điều kiện, đây là cơ hội cuối cùng để những người đã bị đối xử bất bình đẳng và phân biệt có thể tranh đấu và chiến thắng một cách công bằng".

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
 Liệu nó có thực sự công bằng khi một đội toàn người chơi nam khỏe mạnh đấu với một đội có cả phụ nữ và người già? 

Ngoài ra, còn có phân cảnh kéo co, đây là trò chơi thi đấu thể lực, vậy liệu nó có thực sự công bằng khi một đội toàn người chơi nam khỏe mạnh đấu với một đội có cả phụ nữ và người già? Trận đấu giết chóc giữa đêm và trận đấu cuối cùng là trò chơi con mực cũng tương tự. Nếu để ý, mọi người sẽ phát hiện rất nhiều yếu tố không công bằng.

Vậy "trò chơi" tuyển sinh đại học thì sao? Được sinh ra trong một gia đình sung túc là một sự ngẫu nhiên và may mắn. Những người giàu có đầu tư cho giáo dục tư nhân nhiều gấp 5~6 lần so với những người có thu nhập thấp. Thật khó để đo lường chính xác những khoảng cách phát sinh từ sự khác biệt về kinh tế và xã hội. Trong khi đó, giáo dục công lại không đủ để thu hẹp khoảng cách ấy. Đây là một trò chơi hiển nhiên như trò kéo co. 

Khi cả thế giới đang cuồng nhiệt và đồng cảm với vấn đề bất bình đẳng của xã hộiSquid Game phản ánh thì cuộc sống của học sinh Hàn Quốc cũng mệt mỏi và khốc liệt không kém. 

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
Giáo dục công không đủ để thu hẹp khoảng cách về kinh tế và xã hội (Ảnh: khan.co.kr)

Đây không phải là ý chí tự do của họ mà đó là vì những quy tắc mà xã hội đã tạo ra. Giống như những người tham gia trò chơi con mực không tạo ra luật chơi bằng ý chí của họ. Mỗi khi những người tham gia bày tỏ sự bất mãn thì những người quản lý lại nhấn mạnh lại sự "công bằng" và "bình đẳng" của trò chơi. Tuy nhiên, trò chơi được thiết kế ra để chỉ một người sống sót thì công bằng vẫn còn là một yếu tố rất xa vời. 

Vậy vì lý do gì mà tính công bằng được yêu cầu là yếu tố quan trọng trong giáo dục của Hàn Quốc? Bởi vì đấy là yếu tố giúp chúng ta so sánh bản thân với người khác trong hệ thống đánh giá tương đối dễ dàng nhất. Khi so sánh với người khác, nỗ lực của chúng ta khó có thể nhận được sự tôn trọng. Đặc biệt, những nỗ lực không được số điểm hóa hay nỗ lực mà không phải là đối tượng đánh giá sẽ trở nên vô dụng. 

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
Công bằng là được yêu cầu là yếu tố quan trọng trong giáo dục của Hàn Quốc (Ảnh: Tony Ruth)

Ở Hàn Quốc, trường học không chỉ là nơi học tập mà nó còn được ví với "chiến trường". Khi được hỏi về hình ảnh trường trung học phổ thông của đất nước mình thì 40.4% học sinh Mỹ, 13,8% học sinh Nhật Bản và 41,8% học sinh Trung Quốc trả lời là "chiến trường sống còn", trong khi đó, đến 80.8% học sinh Hàn Quốc trả lời như vậy.

Nhiều thí sinh đạt điểm kém sống trong cảm giác thất bại, thậm chí còn lựa chọn tự tử

Hầu hết những bạn trẻ phải đối mặt với ngã ba lựa chọn quan trọng trong cuộc đời này vẫn chỉ là những người nhỏ tuổi, chưa từng trải qua sự thất vọng và thử nghiệm lớn nào trong cuộc sống. 

Trong khi đó, điểm số của kỳ thi tuyển sinh đại học được coi là cánh cửa đầu tiên để họ bước chân vào thế giới của người lớn. Vì vậy mà có thể dễ hiểu rằng con số đóng vai trò quyết định 60 năm còn lại của cuộc đời đó có thể mang đến áp lực và nỗi thất vọng to lớn cho thanh thiếu niên trước khi họ chính thức bước vào kỳ thi.

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
Nhiều bạn trẻ sống trong cảm giác thất bại và thất vọng ê chề do kết quả thi đại học không được cao như mong muốn (Ảnh: hani.co.kr)

Nhiều thanh niên không thể lọt vào top 3 của kỳ thi đại học bị đánh giá là kém cỏi. Và họ thì sống trong cảm giác thất bại và thất vọng ê chề do kết quả thi đại học không được cao như mong muốn.

Cũng có những học sinh không thể chịu đựng được những cảm xúc này mà cuối cùng đưa ra lựa chọn đáng tiếc. Những tin tức về vụ việc học sinh tự tử vì bi quan về điểm số ở Hàn Quốc không phải là không có. 

"Chiến thắng" thực sự trong kỳ thi này là tìm ra ước mơ của bản thân chứ không phải điểm số

Liệu sự thành công trong kỳ thi đại học có quyết định hạnh phúc và thành công trong cuộc sống của chúng ta? Đồng ý rằng nó có thể mang lại sự thay đổi, tiền bạc và danh dự nhanh chóng hơn trong cuộc sống, nhưng không thể chắc chắn 100% rằng chỉ số hạnh phúc tỷ lệ thuận với các trường đại học tốt.

chi con 2 ngay han quoc se dien ra ky thi dai hoc khac nghiet ngang ngua squid game - anh 0
Liệu hạnh phúc của chúng ta có phụ thuộc chỉ vào điểm số? (Ảnh: Eric Chow)

Ngay cả khi nhập học vào các trường đại học ưu tú, cánh cửa tốt nghiệp và xin việc làm vẫn đang chờ đợi sinh viên và điểm số cũng sẽ thay đổi tùy theo mỗi kỳ thi. Vậy liệu hạnh phúc của chúng ta có phụ thuộc chỉ vào điểm số? Thực chất, không ai có thể kết luận rằng chỉ số hạnh phúc phụ thuộc vào các cá nhân mà người theo học tại các trường đại học không nổi tiếng là người bất hạnh.

Hạnh phúc cuối cùng chính là sự hài lòng của bản thân chúng ta. Kỳ thi đại học là tiêu chuẩn và là thước đo của xã hội hiện tại và của các bậc cha mẹ. Nếu một người nào đó tìm được một trường đại học hoặc một công việc có thể nuôi dưỡng năng lực và ước mơ của riêng họ ngay cả khi điểm số không tốt thì không phải rằng người đó chính là người chiến thắng thực sự của kỳ thi đại học sao? 

Sau khi thi Đại học, bạn nhận ra điều gì?

Kỳ thi Đại học trên thế giới: Nước nào khắc nghiệt nhất?

Góc khuất Squid Game: Thể hiện một hình ảnh "méo mó" về phụ nữ Hàn Quốc?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ