Khi thế giới vẫn chưa hết hoang mang với biến thể Delta, hiệu tại số ca nhiễm với biến thể Lambda ngày càng tăng, lo ngại nó sẽ trở thành mối đe dọa lớn của thế giới.
Tình hình dịch bệnh không chỉ ở Việt Nam, mà còn nhiều nước trên thế giới đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. So với chủng virus lần đầu tiên phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) thì các biến thể sau này lại có mức độ lây lan và phá hủy các tế bào cơ thể mạnh hơn, thậm chí làm hạn chế hiệu quả của các loại vaccine.
Việc khan hiếm vaccine trên toàn cầu có thể dẫn đến kịch bản các loại virus sẽ tiếp tục đột biến và làm cho công tác khống chế dịch bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong bối cảnh các nước đang hết sức lo lắng, cũng như đang đẩy mạnh việc thực hiện tiêm phòng vaccine để nhanh chóng đối phó với biến thể Delta, thì hiện nay trên hơn 40 quốc gia đã bắt đầu có sự xuất hiện của biến thể Lambda.
Lambda trở thành biến chủng virus mới
Biến thể Lambda lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2020 ở Peru, với tên gọi khác là C.37. Ban đầu WHO cũng chỉ xếp vào danh mục biến thể đáng chú ý sau Delta, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì loại biến chủng này lại trở thành nguy cơ dịch bệnh tại nhiều quốc gia ở Nam Mỹ.
Mới đây, Nhật Bản cũng đã khi nhận ca nhiễm với biến thể Lambda đầu tiên, Mỹ cũng đã bắt đầu đưa ra những cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch với loại biến thể này.
Theo các nhà chức trách tại Peru thì đã có hơn 80% ca nhiễm mới liên quan đến biến thể này, tại Chile ghi nhận khoảng 1/3 số ca nhiễm với Lambda, 50% trường hợp tại Anh cũng mắc bệnh do nhiễm phải loại biến thể này. Ngoài ra, số ca mắc còn tăng cao ở Colombia, Ecuador, Uruguay, Paraguay… Song đó, nhiều quốc gia lại chẳng có bất cứ ghi nhận nào cho biến chủng Lambda.
Buổi lấy mẫu xét nghiệm tại Nhật Bản
So với chủng virus ban đầu, thì nhiều nghiên cứu cho thấy Lambda có đến 7 đột biến, làm khả năng truyền nhiễm của virus tăng cao, thậm chí là kháng các loại vaccine phòng Covid-19.
Điều này có thể sẽ dẫn đến một đợt bùng dịch trên diện rộng toàn cầu, và mọi công trình nghiên cứu có thể bắt đầu lại từ đầu. Nhưng vẫn còn rất ích bằng chứng cho thấy sự tác động này của các biến chủng mới. Vì vậy, còn quá sớm để khẳng định Lambda sẽ trở thành biến chủng chủ đạo trong thời gian tới.
Những nghiên cứu ban đầu về biến thể cho thấy, nguy cơ về tốc độ lây nhiễm sẽ còn cao hơn so với chủng gốc của virus. Tuy Lambda vẫn còn hiếm hoặc chưa xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng mọi thứ vẫn có thể thay đổi nhanh chóng trong thời gian sắp tới.
Với thời điểm hiện tại, vẫn chưa ghi nhận mức độ lây lan hay số ca nhiễm vượt quá biến thể Delta, cũng như chưa có dấu hiệu nào cho thấy biến thể Lambda sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn hay số ca tử vong sẽ tăng.
Tuy nhiên, về vấn đề vaccine tại nhiều quốc gia thì mức độ phủ sóng lại còn hạn chế, thậm chí chưa được tiêm hoặc chỉ thực hiện liều đầu tiên. Điều này cũng sẽ khiến dịch bệnh có điều kiện lây lan và nhanh chóng tạo ra những biến thể mới nguy hiểm hơn.
Theo giới chuyên gia, thì biến thể Lambda có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nhưng vaccine vẫn phát huy tối đa hiệu quả của nó. Vì vậy, vaccine vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để bảo vệ con người trước sự tấn công của virus và các loại biến thể mới
WHO cảnh báo về sự nguy hiểm của chủng Lambda
Biến thể Lambda đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê vào danh sách "biến chủng đáng quan tâm" vì nhận thấy loại biến chủng này có thể mang nhiều khả năng lây nhiễm và chống lại các kháng thể. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kết luận được điều gì, tổ chức sẽ cần phải tiến hành các cuộc nghiên cứu bổ sung để có thể khẳng định mức độ nguy hiểm của biến chủng Lambda.
Phía WHO cũng đã báo cáo, đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm trước tình hình tại nhiều quốc gia có số ca nhiễm với Lambda tăng cao. Điều này có thể thấy thông qua các báo cáo từ Peru khi lần đầu tiên phát hiện chỉ có một số lượng rất nhỏ trong các mẫu xét nghiệm nhưng đến tháng 3 năm nay, tỉ lệ đã lên đến 50% và hiện tại con số này đã vượt mức 80%.
Nội dung liên quan
Ngoài ra, việc nghiên cứu về tác động của biến chủng Lambda cũng gặp nhiều khó khăn, theo ông Jeff Barrett, giám đốc Sáng kiến Hệ gen tại một Viện khoa học ở Anh cho biết, loại biến thể này so với các biến thể khác lại là một tập hợp đột biến với nhiều bất thường. Điều này cũng sẽ tạo nên những điều kiện bất lợi trong công tác khống chế dịch bệnh.
Theo Tổng giám đốc WHO dịch bệnh sẽ chỉ được kiểm soát khi có số lượng cao người dân trên thế giới được thực hiện tiêm chủng vaccine. Việc nhiều quốc gia vẫn đang có mức độ lây nhiễm Covid-19 cao sẽ dễ dàng khiến nhiều biến chủng mới xuất hiện. Một khi đã có nhiều biến chủng thì sẽ dẫn đến nguy cơ một trong số chúng sẽ kháng được các loại vaccine.
Tương tự như Delta, lần đầu ghi nhận tại Ấn Độ nhưng hiện tại cũng đã lây lan trên 124 quốc gia và vùng lãnh thổ, nên sẽ không có điều gì chắc chắn biến thể Lambda sẽ có mức độ lây lan thấp. Trước đó, WHO cũng bày tỏ thái độ lo ngại với các biến thể khác như: Alpha, Beta, Gamma, đã được ghi nhận tại nhiều nơi với mức độ lây lan cao.
Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.
Nguồn: TH&PL