Luật sư chia sẻ về việc bà Nguyễn Phương Hằng mang 2 quốc tịch và những liên quan đến vấn đề điều tra.
Ngày 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cơ quan chức năng đã lập lý lịch tư pháp của bị can này.
Trong quá trình mở rộng điều ra vụ việc, Cơ quan Công an TP.HCM xác nhận bà mang 2 quốc tịch là Việt Nam và Cộng hòa Cyprus.
Những lý lịch bất ngờ về người phụ nữ này cũng được tiết lộ. Theo đó, bà Nguyễn Phương Hằng từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh ngày 26/1/1971). Đến năm 2010 thì đổi tên như hiện tại. Trước đó, bà từng chung sống như vợ chồng với ông G. (đệ tử Năm Cam) và tố cáo ông vì hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Về việc người mang 2 quốc tịch có ảnh hưởng đến quá trình điều tra tội phạm hay không, TS. Nguyễn Thái Cường (Trợ lý nghiên cứu Trường Đại học Oxford, Anh Quốc; Giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM) cho biết nếu bà Phương Hằng vi phạm pháp luật trong lãnh thổ đất nước Việt Nam sẽ chịu chế tài của pháp luật Việt Nam, dù bà có mang quốc tịch Cộng hòa Cyprus.
Các chủ thể khác phạm tội trên đất nước Việt Nam đều chịu phạt tương tự, tức mỗi người sống trên lãnh thổ đất nước nào thì phải tuân thủ quy định, luật pháp của nước đó.
Nguyễn Thái Cường chia sẻ thêm, bà Nguyễn Phương Hằng không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao nên vẫn áp dụng Pháp luật Việt Nam khi phạm tội. Hiện nay, Cộng hòa Cyprus và Việt Nam cũng không có điều ước quốc tế rõ ràng liên quan đến vấn đề này, nên khi điều tra, xử phạt bà Hằng vẫn theo trình tự, quy định của Việt Nam.
Tiến sĩ cho biết, việc một người mang nhiều quốc tịch rất phức tạp khi cá nhân đó xuất cảnh. Bởi thế, khi một cá nhân có yếu tố nước ngoài được xác định liên quan đến công tác điều thường bị tạm hoãn xuất cảnh để đảm bảo quá trình điều tra. Nếu không, khi họ phạm tội thì phải làm theo các điều luật dẫn độ, quy trình xử lý khó khăn.
"Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó", Nguyễn Thái Cường nói.
Nội dung liên quan
Chia sẻ với , Tiến sĩ cho biết công dân Việt Nam sẽ không bị tước quốc tịch nếu mang thêm quốc tịch nước ngoài trừ những trường hợp luật định.
"Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch năm 2014 cho phép một số công dân được mang 2 quốc tịch: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi".
Hiện nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Nguyễn Phương Hằng sinh ngày 26/1/1971. Trước năm 2010, bà từng có tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, có thời gian sống như vợ chồng với ông G. (đệ tử Năm Cam). Sau này, bà Hằng kết hôn với ông Dũng Lò Vôi (chủ Khu du lịch Đại Nam). Bà cũng đảm nhận chức CEO Đại Nam. Ngày 24/3, Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nguồn: TH&PL