Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa đại chúng: Biến trách nhiệm học ngoại ngữ thành sở thích!

Phá vỡ nhiều định kiến, văn hóa đại chúng đã và đang có những ảnh hưởng tích cực đến việc học ngoại ngữ của người trẻ.

Giống như những ứng dụng nghe nhạc hay mạng xã hội khác, Duolingo, ứng dụng học ngoại ngữ nổi tiếng toàn cầu, cũng đang cho phép người dùng nhìn lại một năm học tập của mình. 

Cùng với khảo sát chung về tình hình học ngoại ngữ của mọi người trên toàn thế giới thông qua ứng dụng này, chúng ta có thể thấy được văn hóa đại chúng có những ảnh hưởng tích cực đến Gen Z, khi mà chúng trở thành động lực để họ bắt đầu tìm hiểu một ngôn ngữ mới.

anh huong tich cuc tu van hoa dai chung bien trach nhiem hoc ngoai ngu thanh so thich - anh 0
Ngày càng nhiều người trẻ được truyền cảm hứng học ngoại ngữ từ văn hóa đại chúng (Nguồn ảnh: Bet_Noire/Getty Images)

Văn hóa đại chúng truyền cảm hứng cho người trẻ học ngoại ngữ mới 

Trong báo cáo ngôn ngữ năm 2021, Duolingo cho biết năm ngôn ngữ được học nhiều nhất trên ứng dụng này trong năm nay là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Đức. Ngoài ra, tiếng Hàn đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. 

anh huong tich cuc tu van hoa dai chung bien trach nhiem hoc ngoai ngu thanh so thich - anh 0
Năm ngôn ngữ được học nhiều nhất trên Duolingo trong năm 2021 là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Đức (Nguồn ảnh: Alex Castro/The Verge)

Hơn 2/3 người dùng Duolingo được khảo sát cho biết một "sự kiện văn hóa" có thể truyền động lực tiếp thu một ngôn ngữ mới và 29% cho biết các video TikTok bằng các ngôn ngữ khác là động lực đối với họ. Con số đó này thậm chí còn cao hơn ở những người dùng Gen Z, với 40%. 

Duolingo nói rằng 26% người học ngôn ngữ đã bị ảnh hưởng bởi các sự kiện văn hóa quan trọng, chẳng hạn như Thế vận hội Tokyo và Euro 2020. Đồng thời, trong số những người được truyền cảm hứng, bắt đầu học ngôn ngữ mới sau khi xem phim, chương trình nước ngoài, có đến 37% bắt đầu các bài học tiếng Tây Ban Nha sau khi xem phim Money Heist, 28% quyết định học tiếng Hàn sau khi xem phim Squid Game và 20% học tiếng Pháp sau khi xem phim Emily in Paris. 

anh huong tich cuc tu van hoa dai chung bien trach nhiem hoc ngoai ngu thanh so thich - anh 0
Money Heist, Squid Game và Emily in Paris là một trong những bộ phim truyền cảm hứng học ngoại ngữ cho rất nhiều người (Nguồn ảnh: Nhà sản xuất cung cấp)

Không chỉ vậy mà một phần ba số người học cho biết họ đã chọn xem phim hoặc chương trình TV bằng ngôn ngữ khác.

Phá vỡ định kiến văn hóa đại chúng là "vô bổ, tốn thời gian"

Các sản phẩm văn hóa đại chúng như âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình vốn thường chỉ được coi là phương tiện để giải trí, thậm chí nhiều người còn dán nhãn cho chúng các tính từ như "vô bổ" hay "phí thời gian". 

anh huong tich cuc tu van hoa dai chung bien trach nhiem hoc ngoai ngu thanh so thich - anh 0
Nhiều người dán nhãn cho các sản phẩm văn hóa đại chúng các tính từ như "vô bổ" hay "phí thời gian" (Nguồn ảnh: The Verge)

Tuy nhiên, có một sự thật rằng các sản phẩm này lại là một công cụ hữu ích và thiết thực cho việc học ngoại ngữ thực tế trong đời sống, cho việc tiếp thu, tìm hiểu kiến thức về văn hóa, đất nước, con người của quốc gia khác. 

Không ít người trẻ đang áp dụng phương pháp này trong quá trình học ngôn ngữ mới vì nếu kiến thức trong giáo trình thường nghiêng về tính lý thuyết nhiều hơn thì âm nhạc, phim ảnh và chương trình truyền hình hay thực thế lại bao gồm những từ ngữ, biểu hiện được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. 

Ngoài ra, tình thần chủ động học tập, tiếp thu kiến thức sẽ có thể giúp người học ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và rõ ràng hơn là học một cách thụ động và "gượng ép" qua sách vở.

Không còn gắn với mục đích "cao cả", ngoại ngữ dần trở thành một sở thích đối với người trẻ

Trước đây, ngoại ngữ thường được nhắc tới với những "sứ mệnh cao cả", theo kiểu "bắt buộc" như để hội nhập với thế giới, để đạt được mức lương cao hơn, để kiếm việc làm, v.v..

anh huong tich cuc tu van hoa dai chung bien trach nhiem hoc ngoai ngu thanh so thich - anh 0
Trước đây, ngoại ngữ thường được nhắc tới với những "sứ mệnh cao cả" (Nguồn ảnh: Medium)

Tuy nhiên, hiện nay, động cơ để nhiều người trẻ học ngoại ngữ lại đơn giản hơn rất nhiều. Họ học chỉ vì thích, học để "xem phim không cần sub", học để "hiểu idol nói gì", v.v.. với tâm thế chủ động và thoải mái hơn rất nhiều. Học ngoại ngữ với nhiều người không còn là một nhiệm vụ phải hoàn thành mà nó đã trở thành một sở thích, một thói quen trong cuộc sống.

Có người nói rằng học thêm một ngoại ngữ là sống thêm một cuộc đời. Trong khi đó, đặc trưng của Gen Z lại là đam mê tìm hiểu những điều mới mẻ. Có thể thấy, việc Gen Z sẵn sàng khám phá những vùng đất ngôn ngữ, văn hóa và con người mới là điều có thể dễ dàng hiểu được.

Sau thành công của Thùy Tiên: Bài học về ngoại ngữ trong giai đoạn hội nhập thế giới

Trên con đường tốt nghiệp đại học, không có dấu chân của kẻ thiếu bằng ngoại ngữ!

Có nên hay không việc "thần thánh" chứng chỉ ngoại ngữ"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ