Có nên hay không việc "thần thánh" chứng chỉ ngoại ngữ"?

Chứng chỉ ngoại ngữ luôn là tấm thẻ quyền năng mà nhiều người mong muốn có được. Tuy nhiên, việc "thần thánh chứng chỉ ngoại ngữ" quá mức là không nên.

Mới đây, vấn đề liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ lại trở thành tâm điểm bàn luận khi trong một chương trình truyền hình, một thí sinh cho rằng, "Việc đưa chứng chỉ ngoại ngữ vào xét tuyển đại học là rất thực tiễn, cần thiết cho công tác tuyển dụng sau này. Bởi ông chủ của bạn sẽ thích điều này hơn là điểm 10 Toán, Lý, Hóa, Sinh". Lập tức, ý kiến này nhận được nhiều phản ứng đến từ hai phe: đồng tình và không đồng tình.

co nen hay khong viec than thanh chung chi ngoai ngu - anh 0
Quan điểm gây tranh luận trên chương trình Trường Teen

Tại sao chứng chỉ ngoại ngữ trở thành "tấm vé quyền năng"?

Chứng chỉ ngoại ngữ trở thành một trong những tấm vé quyền năng đem lại nhiều cơ hội cho những ai sở hữu nó. Trong một thế giới ngày càng "phẳng" trước sự chuyển dịch tư duy trong lĩnh vực hợp tác - hội nhập toàn cầu thì ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng. Ngoại ngữ chính là chìa khóa vàng để mở cánh cửa thành công.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế tuyển dụng nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước lẫn tư nhân. khi nộp đơn xin việc đòi hỏi ứng viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Việc có đủ các chứng chỉ ngoại ngữ theo xu thế hiện nay là các chứng chỉ quốc tế như Toeic, Toefl, Ielts đối với tiếng anh và một số chứng chỉ khác giúp cho người ứng tuyển hội đủ "thế mạnh" để "cạnh tranh" trong môi trường xin việc ngày một gay gắt.

co nen hay khong viec than thanh chung chi ngoai ngu - anh 0

Trước khi ra trường, một trong những điều kiện mà sinh viên cần đáp ứng được là chứng chỉ ngoại ngữ do nhà trường quy định. Không quá ngạc nhiên khi cũng chính vì lý do này mà nhiều sinh viên thường tốt nghiệp trễ hoặc không thể tốt nghiệp do không đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, chứng chỉ ngoại ngữ còn là điều kiện để xét nâng ngạch, thăng hạng với công chức, viên chức. Chính vì thế, không khó để thấy người ta đua nhau đi học, đi thi để lấy được tấm bằng ngoại ngữ mà nhiều người mơ ước được sở hữu nó.

co nen hay khong viec than thanh chung chi ngoai ngu - anh 0

Chứng chỉ ngoại ngữ không phải là thước đo duy nhất để khẳng định năng lực ngoại ngữ

Năng lực ngoại ngữ còn có thể được đánh giá thông qua khả năng giao tiếp, cách viết cũng như sử dụng ngôn ngữ để đọc, hiểu. Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc và có năng lực ngoại ngữ tốt, nó sẽ phần nào được thể hiện qua điểm số của các chứng chỉ. Việc có một điểm số cao được ghi danh trên các chứng chỉ cũng là một minh chứng xác đáng cho năng lực ngoại ngữ của một người.

Dẫu vậy, điều đó không có nghĩa chứng chỉ là thước đo duy nhất. Có thể nói, gần 100% tiểu thương ở chợ Bến Thành đều giao tiếp được tiếng Anh. Thậm chí có người nói được hai đến ba thứ tiếng khác như tiếng Pháp, Trung Quốc. Theo họ, nếu không giao tiếp được ngoại ngữ thì rất khó để bán hàng. Sử dụng ngoại ngữ đã trở thành thói quen trong công việc hằng ngày.

co nen hay khong viec than thanh chung chi ngoai ngu - anh 0
Tiểu thương ở chợ Bến Thành biết nói tiếng Anh gần như 100%

"Chúng tôi không học ngoại ngữ qua trường lớp nhưng tiếp xúc với du khách hàng ngày nên đều nói được. Đây là công việc phải làm, không phải học mà trở thành thói quen hằng ngày", một tiểu thương cho biết. Điều đó nói lên một thực tế, không phải ai không có chứng chỉ là những kém về mặt ngoại ngữ.

Có nên hay không việc "thần thánh hóa chứng chỉ ngoại ngữ"?

Không xét trên phương diện tranh cãi, nhìn theo một hướng khác, chúng ta có nên hay không việc "thần thánh hóa chứng chỉ ngoại ngữ"? Chứng chỉ ngoại ngữ là một tấm vé quyền năng nhưng nó lại là một "tấm bằng ỷ lại" của một số người. Duy trì được trình độ ngoại ngữ tốt là một cuộc trau đồi và nhào nặn lâu dài. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ảo tưởng vào tấm bằng hiện có mà ôm giấc mộng dài.

Hiện nay, do cuộc chạy đua của chứng chỉ, có rất nhiều lò luyện "mọc lên" để dạy nhiều kỹ năng học mẹo, học tủ để đạt được điểm tốt. Nhưng chất lượng tiếng anh thực sự là sự cảm thụ và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống chứ đâu chỉ gói gọn trong một kỳ thi cụ thể. Thậm chí, có rất nhiều bạn đạt điểm cao trong các kỳ thi lấy chứng chỉ nhưng không có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong một môi trường thực tiễn.

co nen hay khong viec than thanh chung chi ngoai ngu - anh 0
Đây là vấn đề tranh luận trên chương trình Trường Teen mới đây

Việc chạy theo các chứng chỉ ngoại ngữ đôi khi bị thương mại hóa, cuồng hóa cho tới mức nhiều người lầm tưởng nó là con đường duy nhất để định vị bản thân. Hệ lụy của việc này là gia tăng sự áp lực ngày càng lớn đối với các bé, các bạn học sinh, sinh viên.

Vì thế, hãy tiếp cận ngoại ngữ như một hành trình chinh phục tri thức. Đừng biến nó thành một cuộc chạy đua định danh trên một tấm bằng.

So trình ngoại ngữ "đỉnh của chóp" của những cô gái Gen Z đình đám

Chú trông xe ở HANU 8.0 IELTS: Ai nói trường ngoại ngữ thì chỉ có sinh viên giỏi ngoại ngữ?

Hội chứng "Byelingual" khi học ngoại ngữ và hành trình tìm lại tiếng mẹ đẻ của Gen Z

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ