"Giống Hàn Quốc": Sự tiếp thu văn hóa hay mất gốc?

Chuyện về dòng người mặc Hanbok đổ xô đi chụp ảnh ở cây hồng cổ tại Ninh Bình hiện vẫn gây nên rất nhiều tranh cãi về văn hóa.

Gần đây, cây hồng cổ tại Ninh Bình bỗng trở nên rầm rộ và nhận được sự quan tâm của rất nhiều những bạn trẻ, đây nhanh chóng trở thành địa điểm được nhiều người săn đón bởi khung cảnh mang đậm chất cổ kính như những thước phim cổ trang. Tuy nhiên, sự tranh cãi dần đổ dồn về việc nhiều bạn trẻ đổ xô đi chụp hình dưới trang phục truyền thống của một nước khác, cụ thể là Hàn Quốc.

Nhiều ý kiến đã bày tỏ thái độ không đồng ý trước cách suy nghĩ của các bạn trẻ, cho rằng điều này sẽ làm mai một những giá trị cốt lõi của văn hóa lâu đời, trong khi số khác vẫn bảo vệ quan điểm đó chỉ là một bộ ảnh để lưu giữ kỷ niệm thông thường. Vậy sự "vay mượn" văn hóa của một bộ phận đông các bạn trẻ trong sự việc trên nói riêng và bối cảnh hội nhập nói chung có thật sự đúng với các chuẩn mực?

Vấn đề phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích sử dụng

Hình ảnh những ngày gần đây tại cây hồng cổ là có rất nhiều những bạn trẻ trong trang phục Hanbok, tết tóc, cầm ô… theo đúng văn hóa của người Hàn Quốc, điều này đã vô tình tạo nên những tranh cãi khi rõ ràng bối cảnh lại mang đậm kiến trúc nông thôn Bắc Bộ - Việt Nam.

Hàng loạt những ý kiến trái chiều khác nhau phủ rộng khắp các hội nhóm và câu hỏi về cổ phục nước ta liệu có đang tồn tại trong tiềm thức của người trẻ cũng được nhiều người bàn tán xôn xao.

giong han quoc su tiep thu van hoa hay mat goc - anh 0
Khung cảnh cổ kính của khu vực cây hồng cổ thu hút rất đông các bạn trẻ đến check-in (Nguồn ảnh: facebook Sang Doan Dang)

Những ý kiến này hoàn toàn không sai, bởi lẽ ai cũng có cho riêng mình những niềm tự hào về văn hóa dân tộc, song đó ta cũng nên nhìn nhận vào mục đích mà các bạn trẻ đang muốn hướng đến. Đó đơn giản cũng chỉ là một bộ ảnh để "sống ảo" trên mạng xã hội, hay với mục đích lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.

Chúng ta cũng không nên có cái nhìn quá gây gắt trong vấn đề này, bởi suy cho cùng mục đích và hoàn cảnh chỉ đang diễn ra trong những khuôn khổ giới hạn nhất định. Bên cạnh đó là còn là một thực tế khác, đó là các bạn trẻ thời đại ngày nay chắc chắn có đủ sự thông minh và tỉnh táo để biết đặt ra giới hạn giữa sự mai một tinh hoa dân tộc và giao lưu hội nhập.

giong han quoc su tiep thu van hoa hay mat goc - anh 0
Nhiều người bày tỏ thái độ không đồng tình khi một số trưng dụng nơi đây cho bộ ảnh với mác xứ người (Nguồn ảnh: Facebook Sang Doan Dang)

Trong mọi hoàn cảnh, các cá nhân cần nhận thức được đúng đắn vấn đề, cũng như hiểu được những giá trị tạo ra từ hành vi của bản thân, đó sẽ là điều đẹp đẽ nhưng cũng có thể sẽ trở nên tiêu cực. Điều quan trọng vẫn là cách ta đang vận dụng những vấn đề vào môi trường, mục đích như thế nào, chúng không hoàn toàn phụ thuộc vào việc chỉ vì khoác lên mình một bộ quốc phục khác để chụp ảnh.

Sự kết nối giữa các quốc gia trong bối cảnh hội nhập

Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng là lúc mà những luồng văn hóa từ nước ngoài có điều kiện để du nhập vào Việt Nam qua rất nhiều hình thức khác nhau. Và các bạn trẻ là nhóm đối tượng dễ dàng tiếp nhận những điều này bởi tâm lý thích khám phá những điều mới mẻ, nên việc giới trẻ có những xu hướng mới hay mặc các trang phục của quốc gia khác cũng là điều bình thường.

giong han quoc su tiep thu van hoa hay mat goc - anh 0
Có thể nhận thấy người trẻ là nhóm đối tượng dễ dàng tiếp cận những nền văn hóa và xu hướng mới (Nguồn ảnh: VNExpress)

Đó là một tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế, nhất là trong thời đại công nghệ số và Internet trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đây vốn sẽ trở thành một điều tích cực cho quá giá trình giao lưu và phát triển một nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó còn là sự kết nối giữa các quốc gia, cộng đồng để có thể cùng nhau trao đổi những điều tốt đẹp và tích cực trong văn hóa

Tuy nhiên, chúng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi chính thái độ tiêu cực của một bộ phận người trẻ với văn hóa nước nhà, có thể thấy ở đây là thái độ mù quáng để tôn sùng một loại văn hóa tiêu cực nào đó, hay nhìn nhận văn hóa nước nhà với những điều tồi tệ… Những vấn đề này cần được dư luận lên án và bài trừ bởi sự lệch lạc trong hành vi của con người.

giong han quoc su tiep thu van hoa hay mat goc - anh 0
Mục đích và hoàn cảnh sử dụng sẽ quyết định được sự đúng sai trong hành vi của con người (Nguồn ảnh: Facebook Chu Phuong Linh)

Chung quy lại thì ồn ào những ngày qua xoay quanh cây hồng cổ ở Ninh Bình vẫn cần sự nhìn nhận khách quan của chúng ta trong vấn đề về văn hóa, để có thể thấy được những mặt tích cực trong việc giao lưu hơn sự mai một. Đồng thời, các bạn trẻ vẫn nên cần duy trì những nhận thức đúng đắn trước các thứ liên quan đến chủ quyền về văn hóa.

Cần có giới hạn trong văn hóa và sự tự tôn đất nước

Tất cả chỉ nên dừng lại một bức ảnh, bởi lẽ trước những khung cảnh mang đậm văn hóa đặc trưng của nước nhà, nhất là một vùng quê vốn có lịch sử lâu đời thì vẫn nên tiết chế lại những điều trên. Trong thực tế, chúng ta vẫn còn rất nhiều những trang phục truyền thống của dân tộc rất phù hợp với bối cảnh, không chỉ là một bức ảnh đẹp mà đó còn là sự truyền bá văn hóa tinh hoa dân tộc.

giong han quoc su tiep thu van hoa hay mat goc - anh 0
Chúng ta vẫn cần nhận thức rõ hơn về giá trị của dân tộc để góp phần truyền bá những tinh hoa đẹp đẽ (Nguồn ảnh: Hiệp Hoàng)

Trong bất kỳ những gì thuộc về văn hóa, dù là nhỏ bé nhất cũng cần được mỗi người trong chúng ta bảo tồn và phát huy, đây chính là một phần cốt lõi đã làm nên một đất nước với lịch sử lâu đời. Sự tự tôn dân tộc ở đây chính là thái độ bảo vệ, góp phần lưu truyền và tích cực làm nên những điều tốt đẹp để khiến chúng ngày càng giàu mạnh hơn.

Song đó cũng không nên bảo thủ để giữ mãi những giá trị không còn phù hợp, sẽ có những giai đoạn khác nhau để chúng ta có thể áp dụng nhưng đã là văn hóa dân tộc thì vẫn nên có sự tôn trọng tuyệt đối. Cũng đừng tìm đến sự so sánh cho bất kỳ nền văn hóa, lối sống của quốc gia nào vì mỗi nơi sẽ có những bản sắc đẹp đẽ riêng mà chúng ta có thể học hỏi.

giong han quoc su tiep thu van hoa hay mat goc - anh 0
Trong những trang phục truyền thống của Việt Nam thì khung cảnh cũng bật lên vẻ đẹp của riêng nó (Nguồn ảnh: Bá Anh)

Thế hệ hôm nay sẽ trở thành những người chủ của tương lai đất nước, nên chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và xã hội. Đừng vì những mong cầu thiếu chính đáng của bản thân hay tình cảm riêng mà đi trái lại với những chuẩn mực và công lao mà cha ông ta đã nỗ lực xây dựng suốt bao đời. Và hãy luôn ghi nhớ "Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất".

Trang phục xanh lá của Squid Game: Liên kết sâu sắc với văn hóa - lịch sử Hàn Quốc

"Blackface", "Blackfishing": Từ khi nào những nét đẹp văn hóa của một chủng tộc lại trở thành trò vui?

"Ông đồ" trẻ yêu Thư Pháp Việt: Đừng để văn hoá mai một

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ