Trên con đường tốt nghiệp đại học, không có dấu chân của kẻ thiếu bằng ngoại ngữ!

Trên con đường tốt nghiệp đại học không có dấu chân của người thiếu bằng ngoại ngữ!

Để tốt nghiệp đại học, ngoài những điều kiện tiên quyết như học lực, điểm rèn luyện thì những chứng chỉ học thuật, chứng chỉ kỹ năng đi kèm như tin học và đặc biệt là bằng ngoại ngữ cực kỳ quan trọng. Ngoài để đảm bảo chuẩn đầu ra, đó còn là vốn liếng giúp bạn làm đẹp cho chiếc CV của mình khi chưa kịp có kinh nghiệm lúc đi phỏng vấn.

Và việc giỏi một ngoại ngữ nào đó dần dần không có là ưu thế hay cơ hội nữa, đó là một kỹ năng gần như mỗi người phải tự chủ học tập và rèn luyện.

Những Gen Z sầu não vì chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn đầu ra đại học

Ngọc Mai, một sinh viên năm 3 chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý cho hay: "Năm nhất thi rớt đầu vào tiếng anh nên bị giới hạn tín chỉ, chật vật lắm mới lết hết 4 mùa tiếng anh, cũng trầy trật lắm mới kịp tiến độ đăng ký môn với bạn bè. Giờ là thời gian gấp rút chẳng bao lâu nữa mà tốt nghiệp, lại phải chạy vạy kiếm trung tấm học tiếp tiếng anh. Đúng là tiếng anh là thứ đày đoạ con người mà. Giờ vùi đầu vùi cổ học, học, học. Cũng may mà trường không bắt buộc nộp chứng chỉ tin học, nộp nữa chắc tui xỉu ngang".

tren con duong tot nghiep dai hoc khong co dau chan cua ke thieu bang ngoai ngu - anh 0
Có chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra để nộp chưa? (Ảnh chụp màn hình)

Một Gen Z đến từ Huế, Kim Duyên là sinh viên năm nhất tại ĐH Kinh tế Huế chia sẻ: "Mình thấy mình còn đủ thời gian để từ từ kiếm chỗ học tiếng anh. Mình cũng tính toán để học tiếng anh và thi lấy bằng dần dần để sau này chừa thời gian cho những việc khác nữa. Bay giờ thì tự học lại một chút kiến thức căn bản và tải các ứng dụng học tiếng để thuận tiện tiếp xúc với nó hằng ngày".

tren con duong tot nghiep dai hoc khong co dau chan cua ke thieu bang ngoai ngu - anh 0
Top những thứ thông báo khiến Gen Z hổ thẹn nhất (Ảnh Nồi cháo hành)
tren con duong tot nghiep dai hoc khong co dau chan cua ke thieu bang ngoai ngu - anh 0
Thông báo cũng hổ báo đấy nhưng sao thắng nổi độ trì hoãn của Gen Z (Ảnh chụp màn hình)

Con đường lấy bằng tốt nghiệp không có dấu chân của người lười biếng!

Ngoài việc học theo lộ trình bài bản từ các trung tâm, không ít bạn chọn cách tự học. Việc học một ngôn ngữ mới không hẳn khó những chắc hẳn không dễ dàng với những người lười biếng. Và tự học đòi hỏi nhiều hơn sự kiên trì của mỗi người.

"Sau khi học qua phát âm rồi thì bắt đầu tiếp cận tiếng anh với những gì bản thân cảm thấy thích thú trước, đó có thể một bài hát tiếng anh, một bộ phim, cuốn truyện hay đơn giản là một vài caption thả thính bằng tiếng anh chẳng hạn. Sự thật là mình có thể ngân nga cả ngày một bài hát tiếng anh nhưng ngồi 15 phút chia động từ thì mình rất nản.

Đó cũng là điều dễ hiểu, mình giờ thì cũng thế thôi. Vậy thì nghĩ đơn giản hơn chút, cũng đều là tiếng anh, thay vì chọn cái khó thì cái nào dễ, cái nào mình thích mình đi trước. Khi bạn bắt đầu với những gì bạn thích thì mọi thứ sẽ nhẹ hơn rất nhiều, bởi vì mình thích cái gì thì mình sẽ có xu hướng chủ động tìm hiểu về nó mà không cần ai ép buộc. Rồi dần dần nghiên cứu sâu hơn. Khoảng thời gian này mình học cùng với luyện phát âm trong khoảng tầm 1 đến 2 tháng để dần quen với tiếng anh trước, cứ thoải mái và vùng vẫy với những gì mình tự kiếm được" - Cách học tiếng anh chống chán và chống nản của Phương Quý.

tren con duong tot nghiep dai hoc khong co dau chan cua ke thieu bang ngoai ngu - anh 0
Chọn cách học tiếng anh đem lại cho bản thân cảm giác thích thú

Còn nếu thực sự quá mù mờ về con đường và lo lắng cách tiếp cận của mình chưa đủ thì có thể chọn học tại các trung tâm. Nhưng điều đầu tiên bạn vẫn phải xác định mình cần ngoại ngữ nào và để làm gì. Hiện có nhiều chứng chỉ ngoại ngữ khác nhau và nhu cầu, mục đích cũng như cơ hội nghề nghiệp cho các loại bằng này cũng có chút khác nhau.

tren con duong tot nghiep dai hoc khong co dau chan cua ke thieu bang ngoai ngu - anh 0
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ cũng như một cánh cổng kiểm duyệt chất lượng cho sinh viên

Trải qua mội thời gian tự học, Phương Quý chia sẻ rằng để học tiếng mà dùng được thì sẽ mất một khoảng thời gian nhưng để thông thạo thứ tiếng ấy thì lâu hơn nhiều. Hiện tại cô bạn cũng không phải giỏi, nhưng nếu ví giống như cái cây năm xưa thì giờ đã có gốc có thân rồi, vẫn đang học mỗi ngày mong có ngày vươn xa ra với bầu trời kia, vẫn hy vọng có ngày ra lá ra quả.

Vấn đề

Logo VieZ

Mình biết học tiếng anh là cả một quá trình dài, cũng có nhiều thăng trầm, nhiều lúc muốn bỏ dở lắm, nhưng bạn định sợ tiếng anh đến bao giờ đây?

Phương Quý chia sẻ

Có nên hay không việc "thần thánh" chứng chỉ ngoại ngữ"?

Có bao nhiêu cơ hội việc làm cho sinh viên ngành ngôn ngữ?

Khó khăn khi tự học một ngôn ngữ mới của Gen Z đến từ đâu?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ