Một sức đề kháng tốt sẽ bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Sức đề kháng là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,... Có một sức đề kháng tốt giúp hạn chế nguy cơ gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách đẩy các thành phần độc hại khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Trong tình hình dịch bệnh, việc gia tăng sức đề kháng cho bản thân và các thành viên trong gia đình là một điều rất quan trọng. Một hệ miễn dịch yếu sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là Covid-19.
Có rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng trong thời gian giãn cách tại nhà. Uống không đủ nước sẽ khiến cơ thể không thể đào thải những chất độc hại. Đặc biệt, thức quá khuya và thường xuyên căng thẳng quá mức sẽ khiến hệ miễn dịch không tạo đủ bạch cầu để chống lại các vi khuẩn gây hại.
Khi nhận thấy bản thân và thành viên trong gia đình có những dấu hiệu như dễ cảm lạnh, tiêu hóa kém, mệt mỏi,...hãy bổ sung ngay sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống hợp lý. Trước hết, cần nhớ rằng một chế độ ăn uống cân bằng là điều kiện tiên quyết để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Hãy đảm bảo có đủ các nhóm chất tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của gia đình.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm sau sẽ rất tốt trong việc nâng cao sức đề kháng.
Trái cây họ cam quýt
Đây là nguồn cung cấp Vitamin C rất dễ được tìm thấy trên thị thường. Được ví như "chìa khóa vàng" để tăng cường sức đề kháng do khả năng sản sinh bạch cầu.
Bông cải xanh
Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, bông cải xanh nên được thêm vào các bữa ăn của gia đình thường xuyên hơn. Thời gian đun nấu bông cải xanh càng ngắn, càng giúp giữ lại nhiều vitamin và khoáng chất khi ăn.
Đu đủ
Chứa đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày, các món ăn được chế biến từ đu đủ sẽ giúp nâng cao sức đề kháng hơn. Ngoài ra, đu đủ còn chứa papain, một loại enzyme tốt cho hệ tiêu hóa.
Gừng
Gừng thường được dùng với tác dụng giúp người bệnh mau phục hồi sau khi khỏi bệnh. Gừng chứa nhiều chất có thể giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài góp mặt trong các bữa ăn chính, gừng còn có thể được sử dụng cho các món ăn tráng miệng như mứt gừng hoặc dùng để pha trà.
Sữa chua
Sữa chua nguyên chất có hàm lượng lợi khuẩn rất lớn cho cơ thể. Ngoài công dụng tăng khả sức đề kháng, sữa chua còn giúp bạn sở hữu thân hình cân đối và giúp da mịn màng hơn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sữa chua có nhiều đường.
Hải sản
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, hải sản còn giàu kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là loại thực phẩm rất tốt cho hệ miễn dịch, đặc biệt là cho trẻ em và người lớn. Một số loại hải sản giàu kẽm có thể kể đến như: cua, sò tôm, trai,…
Tỏi
Từ lâu tỏi đã được ví như một "thần dược" giúp phòng chống các loại cảm cúm, viêm đường hô hấp, tăng huyết áp,... Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo hàm lượng nên sử dụng trong một ngày cho 1 người là từ 1-3 tép tỏi. Nếu dùng để chế biến thức ăn thì có thể sử dụng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy những người có sức đề kháng yếu thường sẽ có diễn biến nặng và nguy kịch hơn khi mắc phải Covid-19. Bên cạnh có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, mỗi người cần xây dựng một lối sống lành mạnh, vui khỏe để sức đề kháng được vững chắc hơn. Uống nhiều nước, ăn chín uống sôi, tập thể dục điều độ, đời sống tinh thần tích cực sẽ củng cố thêm sức mạnh của sức đề kháng.
Giãn Cách Không Sai Cách: Làm như thế nào để kỳ giãn cách xã hội của bạn không chìm trong mạng xã hội và những giấc ngủ? GenVie sẽ cùng bạn khám phá hàng loạt những hoạt động thú vị cho dịp ở nhà, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có một mùa giãn cách "đúng cách".
Nguồn: TH&PL