Vì sao nhiều người không thích thấy người khác thành công hơn mình?

“Cần phát huy, khuyến khích phát triển cái tôi. Mỗi cá nhân phải có bản lĩnh của mình”.

Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, mọi người dường như có thể dễ dàng tìm thấy nguồn động lực để phát triển bản thân thông qua các nhân vật truyền cảm hứng. Họ có thể là một cô người mẫu, diễn viên, hoặc cũng có thể là một doanh nhân thành đạt. 

Tuy nhiên, khi đối mặt với những người giàu có và thành công, nhiều người thường nảy sinh lòng đố kỵ thay vì ngưỡng mộ và học hỏi. Dạo quanh những bài đăng về những người nổi tiếng, không quá khó để tìm thấy những bình luận chê bai hoặc gây thù hận.

vi sao nhieu nguoi khong thich thay nguoi khac thanh cong hon minh - anh 0

Đặc biệt khi những người thành công đó phạm lỗi hoặc rơi vào tình thế khó khăn, những người đã có lòng đố kỵ thường tìm cách để châm dầu vào lửa, khiến người khác cảm thấy tồi tệ hơn. Kéo theo đó là những bình luận ác ý và soi mói về đời sống riêng tư được lặp đi lặp lại trong từng bài đăng trên mạng xã hội. 

Những người với lòng đố kỵ và ganh ghét chắc hẳn cảm thấy rất hả hê khi nhìn thấy những người thành công hơn mình gặp phải những khó khăn trong đời sống hoặc sự nghiệp. Không chỉ muốn nhìn thấy những người này thất bại, họ còn tìm cách để lôi kéo thêm nhiều người khác cùng đứng về phía của mình.

vi sao nhieu nguoi khong thich thay nguoi khac thanh cong hon minh - anh 0

Bằng chứng là những bình luận mang tính xúi dục, kéo phe lập phái thường xuất hiện dưới những bài đăng của người nổi tiếng và thành đạt. Nhiều người do ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông nên cũng hùa theo dù chưa biết thực hư mọi chuyện như thế nào. 

Thói cào bằng liệu đã ăn sâu vào máu?

Thói cào bằng, đố kỵ là một trong 11 thói hư tật xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng làng xã mà GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra khi phân tích về sự biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại.

Đi kèm với thói cào bằng, đố kỵ là thói dựa dẫm, ỷ lại; bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái; bệnh sĩ diện, háo danh; bệnh thành tích; bệnh phong trào; bệnh hình thức; bệnh nói xấu sau lưng; bệnh vô cảm, chặt chém; tật ham vui, thích "tám"; bệnh triệt tiêu cá nhân. 

vi sao nhieu nguoi khong thich thay nguoi khac thanh cong hon minh - anh 0

Có thể hiểu thói cào bằng, đố kỵ là việc không muốn nhìn thấy người khác thành công hơn mình và tìm cách để dìm người khác xuống ngang bằng hoặc thấp hơn mình. Thói hư tật xấu này đã có từ rất lâu trong văn hóa của người Việt, tồn tại âm ỉ qua hàng trăm năm và trở nên rõ nét hơn với sự xuất hiện của các trang mạng xã hội - nơi mà bất cứ ai cũng có thể bị đánh giá. 

Thật khó để thay đổi thói cào bằng của mọi người trong xã hội. Chia sẻ về vấn đề này, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm từng trả lời trong một vài phỏng vấn với báo Công an nhân dân: "Tôi lấy ví dụ chẳng hạn như thói cào bằng có nguyên nhân từ tính cộng đồng làng xã, cộng đồng tình cảm, thì lật ngược lại sẽ thấy phải thay đổi bằng bản lĩnh cá nhân trên cơ sở lý trí. Cần phát huy, khuyến khích phát triển cái tôi. Mỗi cá nhân phải có bản lĩnh của mình".

vi sao nhieu nguoi khong thich thay nguoi khac thanh cong hon minh - anh 0

Qua đó, có thể thấy sự quan trọng của cái tôi của mỗi người. Để không còn cảm giác đố kỵ và ganh ghét những người thành công hơn mình, bản thân những người đang cảm thấy thua thiệt hơn người khác nên học cách trau dồi khả năng của bản thân. 

Việc chứng minh thực lực của bản thân và hài lòng với những gì mình đang có chắc chắn mang đến những thay đổi tích cực trong đời sống. Hãy xem những hình ảnh thành công của những người đi trước làm động lực để tạo động lực thúc đẩy bản thân phát triển mỗi ngày. 

Áp lực khi nhìn người khác thành công, rồi sao nữa?

Liệu Gen Z có đang áp lực phải phát triển bản thân trong những ngày giãn cách?

Cố gắng để hoàn hảo - mục tiêu sống hay nỗi áp lực của những người "đang lớn"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ