Về quê tránh dịch, nhiều người trẻ không muốn trở lại thành phố?

Quê nhà bỗng trở thành "chân ái", giới trẻ giờ đây có nhiều hơn một lý do để ở lại.

Từ ngày 1/10/2022, TP.HCM được nới lỏng giãn cách xã hội, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 cho giai đoạn mới. Vốn là thế hệ năng động, chuộng khám phá, những tưởng nhiều bạn trẻ sẽ vui mừng vì cuộc sống đã trở về trạng thái như trước kia. Thế nhưng, việc đột ngột phải thay đổi thêm lần nữa khiến nhiều người trẻ không thể thích ứng kịp.

ve que tranh dich nhieu nguoi tre khong muon tro lai thanh pho - anh 0

Sau nhiều ngày về quê tránh dịch, một số bạn trẻ cảm thấy chưa sẵn sàng để sống như ngày chưa giãn cách xã hội. Bởi lẽ, khái niệm "bình thường" trong họ đã được định nghĩa lại từ lâu. Đó là những ngày ở cùng gia đình, tìm thấy thú vui trong từng bữa cơm hay đơn giản là cuộc sống không quá xô bồ như ở thị thành. Có người còn cảm thấy lo lắng vì "cuộc sống bình thường mới" đang "tước đoạt" của họ nhiều hơn là đem lại niềm vui.

Việc trở lại thành phố khiến mình cảm thấy như bị ép buộc chọn lựa giữa sự nghiệp và hạnh phúc với gia đình

Những ngày ở quê tránh dịch, nhiều bạn trẻ đã nhận ra giá trị của cuộc sống nằm ở đằng sau bữa cơm gia đình, trong căn bếp, ngoài vườn rau. Chứng kiến nhiều cảnh đau thương trong dịch bệnh, nhiều người trân trọng hơn từng khoảnh khắc ở bên gia đình.

ve que tranh dich nhieu nguoi tre khong muon tro lai thanh pho - anh 0

Bạn Hữu Nhân chia sẻ: "Tuy dịch bệnh nhưng phần lớn công việc của mình không bị ảnh hưởng nhiều, mình vẫn duy trì công việc bằng hình thức làm việc tại nhà. Công việc tại văn phòng giờ đây như chiếc gông cùm, trói buộc mình suốt 8 tiếng mỗi ngày. Việc phải đi làm lại khi đã ở nhà quá lâu còn khiến mình cảm thấy như bị ép buộc giữa sự nghiệp và hạnh phúc với gia đình.

Trong thời gian ở quê, mình hiểu được nhiều hơn giá trị cuộc sống. Có nhiều thời gian để phụ giúp ba mẹ, không phải chạy theo cuộc sống xô bồ nơi phố thị. Sống cuộc đời bớt drama, bình lặng hơn. Quê nhà đối với mình giờ đây là chân ái".

Nỗi sợ không thể tái hòa nhập cộng động

Không thể phủ nhận suốt 4 tháng chôn chân ở nhà, ai cũng nhớ bạn bè, người thân và thèm lắm hơi người. Nhưng đến khi gặp lại, có quá nhiều người không biết phải nói gì, hành xử ra sao với mọi người xung quanh.

ve que tranh dich nhieu nguoi tre khong muon tro lai thanh pho - anh 0
Bạn Đinh Hoàng Tư, hiện đang ở quê nhà Đồng Tháp

Bạn Đinh Hoàng Tuấn cũng chia sẻ về vấn đề này: "Giờ đây khi phải hòa mình làm một với dòng người đông lúc, mình cảm thấy hoang mang biết bao, lo sợ không biết dịch bệnh có bùng phát lại và liệu mình có trở thành F0 hay không.

Bên cạnh đó, việc không giao tiếp với nhiều người quá lâu khiến mình bị "bí bách" không biết sẽ hành xử ra sao. Vốn là một người hướng nội nên mình cảm thấy lo lắng vì không thể tái hòa nhập cộng đồng. Vì thế, mình muốn ở lại nhà lâu hơn và duy trì trạng thái học tập online".

Tinh thần được duy trì ở trạng thái tốt hơn

Trước khi dịch chưa bùng phát, nhiều người chưa hề tính bỏ phố về quê vì nghĩ tuổi trẻ cần đi và trải nghiệm nhiều nơi. Nhưng về quê tránh dịch trong thời gian khá dài, một vài bạn trẻ nhận thấy ở nhà cũng có thể kiếm tiền, lại được gần gia đình, chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn.

ve que tranh dich nhieu nguoi tre khong muon tro lai thanh pho - anh 0

Bạn Hoài Nhớ chia sẻ: "Không còn phải hối hả nhưng giờ tan tầm, giờ đây mình nhiều thời gian hơn. Không còn những món lề đường, hàng quán, nhưng mình có rau sạch từ vườn và tự trồng. Không còn phố phường náo nhiệt nhưng mình được nghe tiếng chim hót và ngắm mưa buổi chiều. Giờ đây, mình chọn cuộc đời nhẹ nhàng, bình yên trong ngôi nhà ở quê.

Thêm vào đó, mình cũng không cần lao đao chạy việc như ngày ở thành phố. Những ngày ở quê, mình phụ giúp công việc kinh doanh của bố mẹ, mặc dù tiền thu nhập có phần hạn chế nhưng tinh thần được duy trì ở trạng thái tốt hơn".

Quay trở lại thành phố hay về quê làm việc? Ở đâu cũng được, miễn là đằng sau sự lựa chọn của bản thân, mình sống như thế nào.

Miền Tây và những dấu chân tình nguyện của người trẻ hết lòng vì bà con xa xứ

Những người miền Tây giúp đỡ nhau trên hành trình "hồi hương" bằng xe máy: "Thương bà con mình lắm!"

Gen Z các tỉnh thành lên kế hoạch cho ngày trở lại Sài Gòn như thế nào?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ