Những người miền Tây giúp đỡ nhau trên hành trình "hồi hương" bằng xe máy: "Thương bà con mình lắm!"

Gặp gỡ những người miền Tây dễ mến, nhiệt tình đã giúp đỡ lẫn nhau trên chặng đường chạy xe máy từ Sài Gòn về quê.

Sau những ngày tháng cố gắng bám trụ lại Sài Gòn, dường như nỗi lo về dịch bệnh không còn là mối bận tâm hàng đầu của những người lao động tại đây, mà đó là câu hỏi về cuộc sống khi phải tiếp tục chôn chân nơi đất khách. Đó là lý do khi Sài Gòn bắt đầu có những tín hiệu nới lỏng giãn cách thì đã có hàng ngàn người kéo về quê tại các trục đường chính.

Suốt những ngày qua, các đoàn xe từ TP.HCM đổ dồn về các tỉnh miền Tây, hàng ngàn người lao động chọn cách rời thành phố về quê tránh dịch. Những người về quê chủ yếu là lao động làm việc tại TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai bị mắc kẹt trong đợt dịch lần thứ 4. Hầu hết họ đi bằng xe máy, thậm chí có người chọn đi bộ hàng trăm cây số để được hồi hương.

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0
Đoàn người chạy xe máy trở về miền Tây

Nhìn khung cảnh những gia đình có con nhỏ, hay những người trẻ và cả một số người ở độ tuổi xế chiều đợi chờ trong đêm quả thật là khung cảnh chẳng ai mong muốn sẽ xảy ra. Hàng ngàn người tại các chốt cửa ngõ, nhưng đôi mắt mỏi mòn chẳng mong cầu gì hơn ngoài việc được trở về nhà. 

Cuộc sống xa xứ vốn đã khó khăn nay lại chồng chất thêm bởi lệnh giãn cách xã hội liên tục kéo dài. Tất cả mọi vấn đề dường như trở nên bé nhỏ lại so với những khoản chi tiêu và một số khoản nợ mà họ phải gánh phải, ở cũng chẳng được về là lựa chọn cuối cùng trong mỗi người dân lao động. 

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0
Dòng người về quê nhận đồ trợ giúp từ người dân ven đường

"Giúp được gì thì giúp thôi, thương bà con mình lắm!"

Giữa những khó khăn, khốn cùng của biết bao con người nhưng trên khắp đoạn đường của quốc lộ 1A những hình ảnh bàn ghế được để sẵn bánh mì, nước suối, xăng với bảng giá 0 đồng. Tấm lòng của người dân miền Tây vẫn luôn là sự đôn hậu, nghĩa tình. Dù có khó khăn đến nhường nào, gen di truyền đã đậm sâu trong tính cách con người nơi đây. 

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0
Gia đình anh Nhựt Thiên góp sức hỗ trợ bà con trên đường về quê 

Mỗi người cùng nhau góp chút điều nhỏ để những người "tha hương cầu thực" được trở về nhà, được an toàn và thực hiện cách ly. Những suất ăn, nước uống này được nhiều nhà hảo tâm,doanh nghiệp, người dân sống trên các khu vực  tại Sóc Trăng chung tay hỗ trợ bà con và lực lượng làm nhiệm vụ nhiều ngày qua.

Gia đình anh Nhựt Thiên (Ngã Năm, Sóc Trăng) cũng góp chút sức và những phần ăn miễn phí như tiếp thêm phần nào cho người dân có sức trở về nhà, về với quê hương của mình.

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0

Anh Thiên chia sẻ: "Hôm nhìn mọi người qua đoạn clip, gia đình mình buồn và thương lắm. Cùng là người miền Tây với nhau nhưng họ phải đi làm ăn xa, rồi dịch bệnh phải sống trong ngặt nghèo. Mình và cả nhà đã cùng nhau chuẩn bị những phần bánh ướt, chia làm nhiều chuyến rồi đặt sẵn trên bàn cho mọi người về ngang có cái để ăn để có sức chạy xe".

Với tình yêu thương giữa con người với con người, sự giản dị của người miền Tây, giúp được gì sẽ nỗ lực giúp hết mình. Nhà anh Thiên đã tự đi chợ, mua đồ về và chuẩn bị các phần ăn từ sáng sớm sau đó chở ra quốc lộ 1A cho mọi người. 

Hay tin bà con hồi hương gặp khó khăn, hàng loạt người dân và lãnh đạo doanh nghiệp chung một suy nghĩ là giúp mọi người không bị đói, khát. Những chiếc bàn đã được dọc đường đi, chỉ vài mẩu bánh mì, chai nước suối nhưng đong đầy tình người. 

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0
Những gói bánh, nước 0 đồng cùng lời chúc ấm lòng mà gia đình anh Nhựt Thiên gửi tặng người dân trên đường trở về quê

"Vẫn là người miền Tây luôn nhiệt tình, nồng hậu"

Thảo Nhi sinh ra và lớn lên tại Bạc Liêu, suốt những năm qua cô đã học tập và làm việc tại TP.HCM. Đợt dịch lần này kéo dài hơn 4 tháng đã ảnh hưởng rất nhiều đến cô nàng 9X. Sau khi nghe tin Sài Gòn nới lỏng giãn cách, Nhi đã quyết định chạy xe máy về quê một mình. 

Trên đoạn đường hơn 300km, Nhi không thể nào giấu đi được những cảm xúc khi thấy những chiếc bàn, thùng xốp được dựng sẵn bên đường, đồ ăn, nước và cả xăng cùng những dòng chữ vô cùng đáng yêu, "0 đồng", "Cà Mau lấy 3 chai".

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0
Những tấm "biển hiệu giao thông" mới nhưng đầy tình người miền Tây ở dọc đường trở về

Nhi tâm sự: "Đã rất lâu rồi mình mới được trở về quê, trên dọc đường đi, lúc chạy ngang nhìn thấy người ta trao nhau ổ bánh mì với chai nước mà mình thấy thương thật sự luôn. Người dân miền Tây vẫn vậy luôn nhiệt tình, nồng hậu".

Hơn 3 năm sống tại Sài Gòn, số lần về quê của cô bạn cũng đếm trên đầu ngón tay. Khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh này, Nhi đã vô cùng xúc động. Cô bạn đã được hỗ trợ cho đồ ăn nhưng vẫn thấy mình may mắn nên cũng nhường lại cho những người khác. Tuy nhiên, cái cảm ơn, gật đầu là điều làm cô khó lòng quên được.

nhung nguoi mien tay giup do nhau tren hanh trinh hoi huong bang xe may thuong ba con minh lam - anh 0

Dịch Covid-19 mà đời sống bà con vô tình rơi vào cảnh bế tắc "Về không được, ở cũng không xong". Mong với những điều nhỏ nhặt sẽ san sẻ được phần nào khó khăn cho người dân, lao động phổ thông được trở về quê an toàn, bình an. 

Sự trở về bất đắc dĩ trong "đêm 30": Đó có thể là lựa chọn cuối cùng của họ!

Gen Z ở các tỉnh thành khác nghĩ gì về chuyện trở lại Sài Gòn sau "bình thường mới"?

Sáng đầu tuần "bình thường mới": Người dân tất bật đi làm, đường phố Sài Gòn đông từ sớm

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ