Tự do ngôn luận đến phát ngôn thù hận: Thế giới quyền lực ảo là một vấn nạn đau lòng!

Mạng xã hội đã trở thành công cụ để phục vụ mục đích cá nhân, nó không còn đơn giản chỉ dừng lại ở việc tự do ngôn luận" mà nó còn dẫn đến vấn nạn nhức nhối là "phát ngôn thù hận".

Vô hình chung, "Internet giống như một miền Tây hoang dã. Chẳng có luật lệ" và nó cổ vũ cho những phát ngôn gây thù hận

Internet ra đời đã thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc sống của con người. Trong đó sự tiếp thị thông tin được xem là một trong những mặt lợi ích dễ nhận diện nhất mà Internet mang lại. Ngày xưa tiếp thị truyền miệng được xem là quan trọng nhất. Nhưng ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết là nhờ sức mạnh của internet. Bởi "Cái gì không biết thì tra gu gồ".

tu do ngon luan den phat ngon thu han the gioi quyen luc ao la mot van nan dau long - anh 0

Sự phát triển của Internet đã dẫn đến sự rầm rộ của hàng loạt các trang mạng xã hội - một "cái chợ trời thông tin" ra đời. Diễn viên, nhà văn Steven Wright từng nói: "Internet giống như miền Tây hoang dã. Chẳng có luật lệ." Môi trường mạng xã hội ngày nay phát triển tự nhiên, mạnh mẽ và khốc liệt nhưng thiếu sự an toàn. Đây là nơi mà con người có thể nhân bản "chính mình" hoặc tạo dựng thành một bản sao hoàn toàn khác để sống trong thế giới ảo.

Thế giới ảo mà mạng xã hội tạo ra tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế nó đang trở thành trò tiêu khiển của những thứ "quyền lực ảo".Quyền lực trên mạng là thứ quyền lực phi thể chế (deinstitutionalization), đó là thứ quyền lực được đám đông trao tặng".

tu do ngon luan den phat ngon thu han the gioi quyen luc ao la mot van nan dau long - anh 0

Chúng ta hồn nhiên tham gia vào các trang mạng xã hội và ném vào đó vô vàn những thông tin, quan điểm, phát ngôn, hình ảnh trong một thế giới ảo. Tuy nhiên, thực hay ảo đều có tính hai mặt của nó. Bởi cái tốt và cái xấu luôn tồn tại song hành trong mọi mặt của đời sống.

Vì sao tin giả giữa dịch bệnh covid-19 lại tràn lan trên mạng xã hội? Vì sao clip nóng trong khu cách ly được truyền tải một cách vô tư? Vì sao phát ngôn "bẩn" lại tự do phát tán? Vì sao những cuộc livestream chửi bới, thách thức, khiêu chiến lại trở thành tâm điểm? Tất cả có phải là do môi trường internet hiện nay thiếu sự an toàn, thiếu sự kiểm soát bằng các quy định chặt chẽ.

tu do ngon luan den phat ngon thu han the gioi quyen luc ao la mot van nan dau long - anh 0

Thậm chí, mạng xã hội còn thẳng tay điều khiển hành vi sai trái của con người bằng thứ quyền lực đám đông. Chẳng hạn, một cuộc livestream bóc phốt người khác đã có đến hàng trăm, hàng nghìn, cho đến hàng triệu người xem. Người ta mặc tình để lại những bình luận cổ xúy để "hạ gục" một cá nhân. Thế nhưng một thực tế vẫn hiện diện là những thứ quyền lực ảo trên mạng xã hội vẫn tồn tại một cách tiếp diễn.

Tự do ngôn luận trên mạng xã hội: Vấn nạn đau lòng chưa có hồi kết

PGS.TS Trần Thành Nam (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã từng chia sẻ: "Vấn đề là người dùng mạng đang nhìn nhận sai lệch về tự do ngôn luận, bởi tự do ngôn luận không đồng nghĩa với tự do xúc phạm người khác." Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành công cụ để phục vụ mục đích cá nhân, nó không còn đơn giản chỉ dừng lại ở việc tự do ngôn luận" mà nó còn dẫn đến vấn nạn nhức nhối là "phát ngôn thù hận".

Đả kích - Thách thức - Khiêu chiến, đây có thể được xem là ba từ kết luận chung cho những cuộc livestream đến từ những kẻ sử dụng "quyền lực ảo" trên khắp các trang mạng xã hội trong mấy ngày vừa qua. Ngập tràn news feed là những cuộc livestream vạch trần, bóc mẽ và thậm chí là thách thức, khiêu chiến. Điển hình là cuộc vạch trần của một nữ đại gia về hàng loạt các nghệ sĩ khác trong showbiz. Một cuộc "đại náo" showbiz diễn ra và chưa có hồi kết.

tu do ngon luan den phat ngon thu han the gioi quyen luc ao la mot van nan dau long - anh 0

Vấn nạn livestream bóc phốt, chửi bởi, gây thù hằn đã trở thành hiện tượng không còn quá mới trên mạng xã hội. Bởi mạng xã hội là thế giới tuyệt vời nhất để "tự do ngôn luận". Ranh giới giữa "tự do ngôn luận" và "phát ngôn thù hận" rất mong manh. Chẳng hạn như việc bóc phốt một người bằng những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ. Hay chỉ cần một livestream  lên án hành vi của một cá nhân mà lập tức hàng nghìn bình luận tiêu cực xuất hiện như cơn vũ bão. Thậm chí nó không còn chỗ cho một bình luận tích cực.

tu do ngon luan den phat ngon thu han the gioi quyen luc ao la mot van nan dau long - anh 0

Những thứ thông tin fake news cũng được vận hành trong thế giới ảo. Từ fake news lan truyền những tin xấu, không đúng sự thật, làm hoang mang tâm lý dân chúng trong những ngày Covid-19. Cho đến những fake news chạm đến trái tim của dân chúng về những hành động đẹp đẽ giữa dịch bệnh. Cụ thể là vụ việc của bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ để cứu sản phụ mang thai. Thế mới thấy, thông tin giả trong thế giới ảo đáng sợ đến nhường nào.

Chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của người bị lên án bằng những thứ quyền lực ảo hoặc của bất kỳ một người nào khác đang ở trong tình trạng bị chỉ trích bởi hiệu ứng đám đông thì chúng ta sẽ hiểu được cảm giác "không muốn sống". Chắc hẳn, bạn vẫn còn nhớ đến việc Sulli tự tử - nạn nhân của bạo lực mạng từ hiệu ứng đám đông. Nữ diễn viên thường xuyên nhận được nhiều bình luận tiêu cực trên mạng xã hội. 

Những thứ quyền lực ảo trên mạng xã hội vô tình đã trở thành vấn nạn bạo lực mạng theo hiệu ứng đám đông, không trực tiếp làm chết người. Nhưng những hành động, lời nói cay độc có thể dồn các nạn nhân như Sulli vào chân tường, buộc cô phải tìm đến cái chết. Cũng như Sulli, Goo Hara cũng là một sự đáng tiếc của hệ lụy chạy theo hiệu ứng của mạng xã hội. Thử tưởng tượng, một ngày nào đó, một ai đó cũng là những nạn nhân đáng thương của những việc bắt xu hướng một cách "vui là chính". Có bao nhiêu thứ nhưng cứ phải bấu víu vào nhóm thiểu số trong xã hội mà lôi người ta xuống. Đừng làm vậy!

"Công nghệ sẽ lấn lướt sự tương tác giữa con người, thế giới lúc đó sẽ là thế hệ của những kẻ đần độn"

Thừa nhận rằng mạng xã hội là phương tiện để kết nối, để tiếp nhận thông tin nhưng nó chỉ thực sự hữu dụng khi ai biết khai thác những giá trị tốt đẹp mà nó mang lại. Chúng ta cần thanh lọc và thoát khỏi mạng xã hội tiêu cực. "Công nghệ sẽ lấn lướt sự tương tác giữa con người, thế giới lúc đó sẽ là thế hệ của những kẻ đần độn."

Thế giới ảo cũng giống như một thế giới thực, luôn tồn tại tính hai mặt. Nhưng thật ra ở trên đời này, mọi việc mọi sự đều có phần chìm và phần nổi của nó, cũng giống như nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway.

tu do ngon luan den phat ngon thu han the gioi quyen luc ao la mot van nan dau long - anh 0

Thật ra, đâu đâu chúng ta cũng thấy được sự hiện hữu và tác động vô hình của nguyên lý tảng băng trôi. Và mạng xã hội cũng không ở trường hợp ngoại lệ. Phần nổi là phần người khác dễ nhìn thấy được, còn phần chìm lại lớn hơn rất nhiều mà rất khó để nhìn thấy. Nhưng, những phần chìm như thế mới thật sự đáng quan tâm.

Người ta có thể tự do lên án, bóc phốt một cá nhân trên mạng xã hội. Công chúng có thể dùng thứ quyền lực ảo này mà đánh bại một người. Những kẻ lợi dụng mạng xã hội để trục lợi, tung tin bẩn có thể mang đến nhiều hệ lụy cho rất nhiều người. Nhưng nạn nhân của những thứ đáng sợ từ mạng xã hội phải gánh chịu những cuộc khủng hoảng rất lớn.

Việc sử dụng mạng xã hội là việc tự do cá nhân nhưng đừng để chúng ta phải lạm dụng nó một cách tiêu cực. Đối với phần lớn chúng ta, đặc biệt là Gen Z được kết nối và đắm chìm trong thế giới kỹ thuật số. Ai cũng có quyền được nói, ai cũng có quyền được lên tiếng nhưng hãy nhớ chúng ta nên là những người văn minh và đặc biệt thế giới ảo cũng cần sống văn minh.

"Bóc phốt" trường học trên mạng xã hội: Có phải cách giải quyết đúng đắn từ vị trí các sinh viên?

Khi Sex Joke đang dần "bình thường hóa" bởi sự cổ xúy từ số đông

Luật sư chia sẻ: Nghệ sĩ có thể tố cáo bà Phương Hằng vì hành vi vu khống "từ những giấc mơ"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ