Ngày càng có nhiều người trẻ với thu nhập thấp hoặc trung bình thất vọng bởi bậc thang xã hội, vì cơ hội tăng lên trong cấu trúc thứ bậc tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Cùng những diễn biến phức tạp của dịch bệnh là sự thay đổi hoàn toàn trong rất nhiều cơ cấu khác nhau của cuộc sống khiến các mục tiêu mà người trẻ đặt ra bị ảnh hưởng không ít.
Khi trải qua những đợt dịch liên tiếp nhau cũng là lúc họ chứng kiến sự thất vọng của bản thân trước những bất ổn về kinh tế trong bối cảnh khoảng cách giữa giàu nghèo ngày càng gia tăng, điều này phần lớn lại đến từ những tác động vô cùng tiêu cực và mạnh mẽ từ các đợt bùng phát dịch.
Ít có được cơ hội thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh
Kim Jae-sung, 26 tuổi, tốt nghiệp đại học ở Seoul, là một trong những người không có cơ hội leo lên nấc thang xã hội, chuẩn bị gia nhập thị trường việc làm, nhưng không thấy hy vọng gì vì thu nhập ước tính và khoản nợ đã tăng thêm điều kiện sống khó khăn. "Tôi phải làm việc cả đời nhưng sẽ không bao giờ mua được nhà", đó là điều mà anh và những người bạn của mình thường nói với nhau.
"Bạn bè và tôi cảm thấy rằng thu nhập hàng tháng không thể đảm bảo tương lai gần trong cuộc sống của chính mình. Không có cơ hội cho câu chuyện giàu có nữa. Nếu không trúng số độc đắc bằng tiền điện tử, thị trường chứng khoán hoặc trên YouTube, thì việc xoay chuyển cuộc sống dường như là không thể", Kim nói.
Kim Jeong-seok, 41 tuổi, một kỹ sư đến từ Suwon và các đồng nghiệp cũng có những khó khăn mà anh gặp phải trong việc vượt qua bất bình đẳng xã hội. "Tôi cảm thấy ngày càng khó đạt được mức sống tốt hơn từ nỗ lực cá nhân, so với trước đây khi tôi ở độ tuổi 20. Sự bất bình đẳng dường như ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi thu nhập tài chính từ các khoản đầu tư vượt xa thu nhập kiếm được".
Lee Byoung-hoon, giáo sư Xã hội học tại Đại học Chung-Ang đề cập: "Chúng ta cần hiểu rằng diễn ngôn về sự thiếu dịch chuyển xã hội đi lên này phản ánh thực tế. Các tầng lớp xã hội và sự thừa kế của cải đang trở nên lâu dài hơn do thiếu các yếu tố trong lĩnh vực giáo dục và việc làm, có thể đẩy mọi người lên phía trên của bậc thang".
Sự phân biệt đối xử trong nghề nghiệp dựa trên nền tảng học vấn
Theo một cuộc khảo sát được công bố bởi Thống kê Hàn Quốc vào ngày 17/11, 6 trong số 10 người trưởng thành tin rằng có rất ít cơ hội để họ cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của mình.
Chỉ 25,2% trong số 36.000 người được hỏi trả lời rằng nỗ lực cá nhân có thể cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của họ, 55,9% trả lời rằng thế hệ của họ có cơ hội cao để leo lên bậc thang xã hội nhưng con số này giảm xuống còn 14,9% ở những người tự xếp mình vào nhóm thu nhập thấp.
Hong Seul-ki, 30 tuổi, một nhà tiếp thị tự do đến từ Gwangmyeong, tỉnh Gyeonggi, cho biết cô đã trải qua sự phân biệt đối xử trong nghề nghiệp dựa trên nền tảng học vấn. "Tôi nghĩ rõ ràng rằng việc vào Đại học và việc làm của thế hệ tôi phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của cha mẹ họ. Điều tồi tệ hơn là có một bầu không khí xã hội biện minh cho sự phân biệt đối xử như vậy", Hong nói.
Các bậc cha mẹ có ảnh hưởng về mặt xã hội và tài chính tại các trường trung học danh tiếng đã đề nghị cơ hội thực tập cho con cái của nhau để giúp chúng được nhận vào các trường đại học danh tiếng. Tuy tình trạng này diễn ra rất ích nhưng cũng phần nào tác động mạnh để cơ cấu và quy mô của sự phân bổ nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
"Trên toàn thế giới, các bậc cha mẹ thường có xu hướng giáo dục con cái và duy trì hoặc nâng cao vị thế của chúng. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu rộng của họ đến thị trường việc làm và tài sản cá nhân là một vấn đề cơ cấu trong xã hội Hàn Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới, dẫn đến bất bình đẳng xã hội", Lee tại Đại học Chung-Ang cho biết.
Ảnh hưởng thu nhập từ dịch bệnh cùng giá nhà đất vẫn tăng cao
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến dịch chuyển xã hội là bất động sản, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản hộ gia đình. Khi giá nhà đất tăng cao, khoảng cách giàu nghèo giữa những người có nhà và những người không có nhà đang gia tăng đến mức những người sau gần như không thể bắt kịp, đặc biệt xu hướng này càng trở nên rõ rệt trong giai đoạn dịch bệnh.
"Về tài sản, khoảng cách giữa những người sở hữu bất động sản và những người không sở hữu bất động sản đã trở nên rất rộng trong 10 năm qua. Không thể khắc phục trong một sớm một chiều, vì vậy sẽ tăng lên", Park Mun-su, một nhà nghiên cứu phát triển nói. Do thiếu sự di chuyển xã hội trở nên khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh, các cơ hội của một số cá nhân vẫn bị ràng buộc bởi tình trạng kinh tế xã hội của họ khi sinh ra, kéo theo đó là tình trạng bất bình đẳng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng chính phủ phải tăng cường nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo để khắc phục tình trạng bất bình đẳng. Khoảng cách xã hội đặt mọi người ở những điểm xuất phát khác nhau, và sẽ chỉ ngày càng mở rộng nếu không có sự can thiệp tích cực của Chính phủ. Giáo dục công phải được tăng cường và các cá nhân phải được đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực chứ không phải là trạng thái hay đẳng cấp của họ.
Trong bối cảnh thu nhập mỗi cá nhân bị hạn chế rất nhiều do những tác động của dịch bệnh, việc giá nhà đất tăng cao cùng với việc khẳng định vị thế một người qua bất động sản trở nên bất hợp lý. Ngày càng có nhiều người trẻ đối mặt với tình trạng không thể mua nhà, không ổn định về kinh tế… sẽ dẫn đến sự xuất hiện của vô số những trào lưu tiêu cực, kéo theo các hệ lụy về sự bất ổn của cả một thế hệ và quốc gia.
Nguồn: TH&PL