"Bạn không bao giờ được nhầm lẫn giữa niềm tin rằng cuối cùng bạn sẽ thắng với việc đối đầu với những sự thật tàn khốc nhất của thực tế bất kể chúng có thể là gì".
Bạn đã từng vô cùng tuyệt vọng vì chẳng thể nào thoát ra được trạng thái tiêu cực vì dịch bệnh kéo dài. Hy vọng ngày không còn giãn cách nhưng lại không còn thật sự kỳ vọng gì nữa. Những cảm xúc đối lập cứ diễn ra trong tiềm thức của bạn vào thời điểm tù túng. Dịch bệnh đã và đang diễn ra, nó như đang dạy bạn hy vọng về một ngày zero covid nhưng cũng đồng thời chấp nhận sống chung với dịch.
"Nghịch lý Stockdale" được xem là việc duy trì cùng lúc hai trạng thái cảm xúc đối lập nhau: vừa hy vọng vừa chấp nhận. Khi gặp nghịch lý, luôn tin rằng cuối cùng sẽ thoát ra. Đồng thời biết chấp nhận hiện tại theo cách ít thiệt hại nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
"Nghịch lý Stockdale" - hãy hy vọng vào điều tốt nhất, nhưng hãy thừa nhận và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Nghịch lý Stockdale (Stockdale paradox) là khái niệm được tác giả Jim Collins phát triển trong cuốn sách kinh điển "Từ tốt đến vĩ đại" ("Good To Great") của ông. Nó được đặt theo tên của James Stockdale, cựu ứng cử viên phó tổng thống, một sĩ quan hải quân (là một trong những sĩ quan hải quân cấp cao nhất vào thời điểm đó) và tù binh trong chiến tranh Việt Nam.
Jim Collins đã tìm thấy một ví dụ hoàn hảo cho khái niệm của nghịch lý này ở James Stockdale, người đã bị giam giữ như một tù nhân chiến tranh hơn 7 năm. Trong giai đoạn khủng khiếp này, Stockdale đã bị tra tấn nhiều lần và không có một tia hi vọng manh mún nào rằng mình sẽ sống sót trở về. Bị giam cầm trong thực tế nghiệt ngã như thế giới địa ngục của mình, bằng cách nào đó James Stockdale chấp nhận hoàn cảnh với một tinh thần duy chỉ có lạc quan.
Stockdale đã giải thích việc vượt qua nghịch cảnh này như sau: "Bạn không bao giờ được nhầm lẫn giữa niềm tin rằng cuối cùng bạn sẽ thắng với việc đối đầu với những sự thật tàn khốc nhất của thực tế bất kể chúng có thể là gì". Theo cách giải thích đơn giản nhất về nghịch lý này, đó là để vượt qua những khó khăn thậm chí nghịch cảnh thừa sống bán chết là hãy hy vọng vào điều tốt nhất, nhưng hãy thừa nhận và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Tư duy "Nghịch lý Stockdale" là một trong những triết lý xác định cho các nhà lãnh đạo vĩ đại vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu của họ. Cho dù đó là trải qua thời gian bị giam cầm tra tấn trong trại tù binh hay trải qua thử thách và khổ nạn của chính bạn, "Nghịch lý Stockdale" có giá trị như một kim chỉ nam cho bất kỳ thử thách nào trong cuộc đời của một người.
Bạn không bao giờ được nhầm lẫn giữa niềm tin rằng cuối cùng bạn sẽ thắng với việc đối đầu với những sự thật tàn khốc nhất của thực tế bất kể chúng có thể là gì.
"Nghịch lí Stockdale" và những bài học trong cuộc sống
Nghịch lý Stockdale chứa đựng sự mâu thuẫn nhưng là một bài học lớn về cách đạt được thành công và vượt qua những trở ngại khó khăn. Đó không phải là việc chọn bên nào, mà thay vào đó là học cách đón nhận cả hai cảm xúc đối lập nhau và nhận ra chúng có mối liên kết với nhau.
Đối mặt với toàn bộ tình huống là công cụ để thành công. Chuẩn bị tâm lý với với suy nghĩ rằng bạn hoàn toàn có thể thất bại nhưng đừng mất niềm tin, những ước mơ hoang đường nhất của bạn cũng có thể sẽ trở thành sự thật. Cách cuối cùng để nuôi dưỡng "niềm tin vào sự kết thúc rực rỡ" là tích cực chuẩn bị cho tương lai và chuẩn bị tinh thần đối dầu với những mất mát.
Ví dụ, thế giới lockdown vì đại dịch Covid-19 khiến nhiều người chúng ta phải làm việc tại nhà, điều đó dường như đã khiến chúng ta bị một chút cô lập thậm chí mất nhiều cơ hội. Nhưng tại sao chúng ta không tận dụng khoảng thời gian này để phát triển và rèn luyện bản thân nhiều hơn vì chúng ta có thêm một chút thời gian.
Đừng bỏ qua những khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày của bạn bằng cách mải mê xem Netflix hoặc trả lời các email "khẩn cấp" (nhưng không quan trọng). Thay vào đó hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc.
Richard Rayner, một bác sĩ gia đình giàu kinh nghiệm chia sẻ trên Aspire rằng: "Các chính trị gia, các nhà lãnh đạo đề xuất và kế hoạch cho một số mục tiêu khi đối phó với những tác động sâu rộng của Covid-19. Liệu chúng ta có thể mở mọi thứ trở lại vào ngày a tháng b nào đó hay không. Còn chúng ta đã củng cố cảm xúc của chính mình bằng cách không đặt hy vọng vào ngày cụ thể nào cho một cuộc sống bình thường mới. Thay vào đó, chúng ta thành thật thừa nhận rằng đại dịch này thực sự khủng khiếp, nhưng chúng ta sẽ vượt qua nó với thời gian và với hy vọng. Đó là Nghịc cảnh Stockdale".
Viktor Frankl, nhà trị liệu tâm lý đã phát triển một khái niệm mà ông gọi là "lạc quan bi kịch", tức là lạc quan khi đối mặt với bi kịch. Sự "lạc quan bi kịch" tương tự như "Nghịch lý Stockdale", vì cả hai đều dẫn ra rằng để vượt qua nghịch cảnh hiện tại bạn cần thiết phải thừa nhận những khó khăn đan xen với một niềm tin tích cực rằng cuối cùng bạn sẽ chiến thắng.
Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.
Nguồn: TH&PL