Tận hưởng ngày cuối tuần có phải cách để chúng ta phục hồi năng lượng?

Nhiều người lựa chọn cuối tuần là thời điểm cho những cuộc vui thâu đêm như cách tận hưởng nhưng điều này lại đang khiến bản thân trở nên "khủng hoảng".

Sau một tuần vất vả với công việc, ai cũng muốn có cho mình những giây phút tận hưởng để có thể khôi phục lại năng lượng cho một tuần làm việc mới năng suất hơn. Tuy nhiên, chính từ tính chất bận rộn cùng áp lực thì nhiều người lại xem việc nghỉ cuối tuần như cách "trả đũa" sau những ngày mệt mỏi với công việc.

Đó là khi họ bất chấp việc bản thân sẽ trở nên mệt mỏi sau khi trở lại văn phòng mà có cho mình những cuộc vui quá đà, bỏ quên những deadline vẫn chưa giải quyết hay chi tiêu không có sự tính toán… Chính những điều trên đã khiến ngày cuối tuần của nhiều người vô tình tạo ra thêm những căng thẳng trong tuần tiếp theo, hiệu suất công việc sụt giảm và tâm lý chán ghét ngày thứ Hai.

"Kẻ hủy diệt thời gian" khiến bản thân mệt mỏi vào đầu tuần

Ai cũng muốn bản thân có được một cuối tuần trọn vẹn và những ngày này vẫn luôn là mong đợi của hầu hết mọi người bởi lẽ đây là thời điểm được ngủ mà không cần báo thức hay cày phim cả ngày, đi chơi suốt đêm thả ga… Chính từ những cách tận hưởng sai cách, đôi lúc lại khiến bản thân vô cùng mệt mỏi bởi phải tiêu hao quá nhiều năng lượng cho một ngày vốn bình thường.

tan huong ngay cuoi tuan co phai cach de chung ta phuc hoi nang luong - anh 0
Tận hưởng cuối tuần đang khiến nhiều người tiêu hao rất nhiều năng lượng cho những ngày tiếp theo

Điều này được nhận thấy rõ vào ngày đi làm việc trở lại, đó là sự mệt mỏi và chán nản, không có động lực để tiếp tục làm việc, nhiều người thậm chí còn đặt câu hỏi: "Liệu bản thân có thật sự cần thiết với công việc?". Cùng với đó là vô số những căng thẳng tâm lý kéo theo sau khiến ngày đầu tuần và cuối tuần phân chia thành 2 thái cực hoàn toàn tách biệt.

Một vòng lặp cứ tiếp tục diễn ra cùng những phấn đấu trong công việc, ta mong đợi đến ngày cuối tuần để tận hưởng và xem đây như cách "phục thù" cho bản thân sau những ngày miệt mài ở công ty. Đây vô tình đã khiến nhiều người bỏ quên những deadline của bản thân, những công việc vẫn cần giải quyết trước khi đến công ty khiến mọi thứ trở nên bị động và đến lúc cần thì phải "than trời" vì áp lực.

tan huong ngay cuoi tuan co phai cach de chung ta phuc hoi nang luong - anh 0
Mọi người vẫn có tâm lý tận hưởng "phục thù" cho bản thân sau những ngày làm việc vất vả

Chúng ta vẫn cần tận hưởng để bản thân có thể có được những giây phút thư giãn, cũng như khôi phục lại năng lượng, từ đó giúp công việc trở nên hiệu quả. Nhưng mọi thứ cần diễn ra ở mức độ vừa đủ, chứ không phải việc cứ tận hưởng mà mặc kệ ngày mai bởi nó sẽ khiến bản thân trở nên kiệt quệ rất nhiều về thể chất và tinh thần, công việc vì thế mà cũng kém hiệu quả.

"Ám ảnh kinh hoàng" hơn phim kinh dị với ngày thứ Hai

Theo cuộc khảo sát của Talkwalker với hơn 2000 bạn trẻ thì đã có đến 53,8% số lượng bình chọn ngày thứ Hai đáng ghét nhất trong tuần. Tâm lý này được hình thành từ khi bắt đầu vào ngày cuối tuần, họ vẫn luôn lo sợ và căng thẳng với việc ngày cuối tuần sẽ trôi qua nhanh và chỉ ước rằng nó có thể được kéo dài, thậm chí nhiều người còn tìm đủ mọi cách để tận hưởng ngày này một cách trọn vẹn.

tan huong ngay cuoi tuan co phai cach de chung ta phuc hoi nang luong - anh 0
Nhiều người trở nên chán ghét ngày thứ Hai và lo sợ ngày cuối tuần sẽ trôi qua nhanh

Việc có cho mình cảm giác thoải mái và sung sướng vào ngày cuối tuần lại đang trở thành "cái bẫy" khiến ngày thứ Hai càng chán ghét hơn bao giờ hết. Đó chính là khởi đầu của một chuỗi những áp lực và sự vật lộn với cuộc sống cùng vô số những thị phi ở chốn làm việc, mọi thứ vẫn luôn hiện hữu và chỉ có cuối tuần mới là lúc được trở nên yên bình.

Hiểu được tính chất công việc của bản thân cũng là lúc họ nhận thấy được ngày thứ Hai không có quá nhiều năng lượng như vẫn luôn nghĩ. Đó là khi khối công việc cao ngút được giao vào buổi sáng sớm và sự căng thẳng càng trở nên tăng khi phải giải quyết thêm những công việc trì hoãn từ tuần trước hay những lo lắng khi phải đối mặt với sếp.

tan huong ngay cuoi tuan co phai cach de chung ta phuc hoi nang luong - anh 0
Đầu tuần với nhiều người là bắt đầu cho chuỗi ngày với những áp lực và bộn bề công việc

Việc kết thúc những điều mà bản thân mong muốn sẽ tạo nên sự khó chịu và ngày thứ Hai trở nên tiêu cực đi trong mắt nhiều người, họ thậm chí trở nên không còn mặn mà với công việc khi tiếng chuông báo thức bắt đầu reo. Tuy nhiên, vì cuộc sống nên vòng lặp về một tuần vẫn cứ thế được diễn ra và với nhiều người thì ngày thứ Hai vẫn là điều gì đó rất ám ảnh.

Đang là chiều thứ Sáu, nay là sáng thứ Hai: Nguyên nhân do đâu?

Nhiều người nhận thấy sự nhanh chóng của thời gian cuối tuần và chỉ ước chúng được kéo dài để có thêm thời gian tận hưởng. Tuy nhiên khoảng thời gian này đã là vừa đủ để ta có thể dành cho bản thân và cân bằng các khía cạnh trong cuộc sống, nó chỉ trôi qua nhanh khi mọi thứ là vô nghĩa.

tan huong ngay cuoi tuan co phai cach de chung ta phuc hoi nang luong - anh 0
Thời gian vẫn diễn ra theo quy luật, do cách tận hưởng cuối tuần khiến chúng trở nên nhanh chóng

Thời gian mỗi ngày đều như nhau, do sự mệt mỏi trong công việc khiến ta hay có tâm lý chú ý đến thời gian nên vẫn nghĩ nó trôi qua chậm trong tuần. Khi chúng ta mải mê tận hưởng thì thời gian vẫn cứ âm thầm đều đặn qua đi, đến lúc nhìn lại thì đã thấy hết ngày khiến bản thân lúc nào cũng cho thời gian cuối tuần là nhanh chóng.

Tất nhiên ta không thể so sánh về thời gian cuối tuần bởi vốn dĩ nó cũng chỉ tồn tại chưa đầy 48 giờ, lý do khiến chúng trở nên vội vã là do bản thân ta vẫn chưa có cách tận hưởng đúng cách. Điển hình như việc cày phim đến đêm muộn và dành cả ngày hôm sau chỉ để ngủ hay suốt đêm cho những cuộc vui cùng bạn bè mà quên mất bản thân mệt mỏi và đang cần được nghỉ ngơi.

tan huong ngay cuoi tuan co phai cach de chung ta phuc hoi nang luong - anh 0
Tận hưởng nhưng quên việc cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn cũng khiến đầu tuần tồi tệ

Đừng mãi cứ đổ lỗi cho ngày thứ Hai khi mọi thứ về thời gian vẫn do chính chúng ta quản lý, điều này sẽ không giúp ích gì được cho bản thân mà còn khiến cuộc sống trở nên tiêu cực và thiếu đi niềm vui. Hãy nhìn vào ngày đầu tuần như một khởi đầu mới, biết dung hòa lại mọi thứ trong cuộc sống để có thể vượt qua nỗi sợ mang tên ngày thứ Hai.

Có một nỗi sợ mang tên "thứ hai" đối với người trẻ

Chủ Nhật nếu không ngủ nướng thì làm gì?

Những thú vui giúp bạn giảm stress, tăng tập trung trong mùa dịch

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ