Tâm thế "thưởng thức" Olympic 2020 đã thay đổi vì sự xuất hiện của Gen Z

Nếu để ý kỹ thái độ tiếp nhận Thế vận hội Mùa hè 2020 hình như đã có gì thay đổi.

Trong số các vận động viên Hàn Quốc tham gia thi đấu năm nay có vận động viên nội dung bơi Hwang Sunwoo (18 tuổi) lần đầu tham dự giải đấu đã lập nên kỷ lục mới cho Hàn Quốc ở vòng loại bơi 100m tự do nam. Ngay lập tức người này nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. 

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0

Nhưng điều "kỳ lạ" là những người sử dụng mạng xã hội này lại lo lắng rằng việc đột ngột nhận được nhiều sự chú ý có thể sẽ khiến người vận động viên trẻ thấy gánh nặng về thành tích. Vì thế mà họ "rủ" nhau "giả vờ" như không biết chuyện và thậm chí là "hứa" với nhau sẽ không ồ ạt tràn vào tài SNS của vận động viên này. 

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0

Phải đến ngày 29/7, khi Hwang Sunwoo chính thức kết thúc trận đấu với vị trí thứ 5 ở nội dung bơi 100m tự do thì họ mới gọi tên cầu thủ và chúc mừng cậu ấy. Thật không khó để thấy những bình luận như: "'Quái vật" Hwang Sunwoo đứng thứ 5 thế giới! Dù không giành được huy chương nhưng cậu thực sự đã làm rất tốt", "Huy chương thì có gì quan trọng chứ? Cậu đã thi rất tốt rồi, rất mong chờ cậu trong tương lai!".

Không còn tồn tại hình ảnh mọi người cuồng nhiệt với huy chương vàng và tiếc nuối với huy chương bạc

Câu nói của một bình luận viên thể thao Hàn Quốc "Đây không phải là màu huy chương mà chúng ta mong muốn" đã gặp phải sự chỉ trích của dư luận. Ngay cả cộng đồng mạng cũng quan tâm đến câu chuyện cá nhân và tinh thần thể thao của các vận động viên hơn là bảng xếp hạng vị trí quốc gia.

Có thể nói, sự thay đổi này được tạo ra bởi Gen Z - thế hệ những người được sinh ra từ giữa những năm 1990.

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0
Ảnh: Park Sang Hoon

Đặc trưng của Thế vận hội Tokyo lần này là thứ hạng huy chương dường như không trở thành chủ đề nóng. Một nhân viên văn phòng chia sẻ: "Thay vì giành được huy chương, tôi rất vui khi thấy các vận động viên chiến đấu hết mình đến giây phút cuối cùng và không chùn bước khi đối đầu với đối thủ đứng đầu thế giới".

Và vận động viên nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù phải nói lời tạm biệt Olympic sớm và không đạt được thứ hạng cao nhưng cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt (sinh năm 2001) đã thể hiện bản lĩnh trong lần đầu tham dự đấu trường lớn nhất thế giới, cô đã thi đấu tự tin, có lúc còn vượt lên trên cả vận động viên dày dạn kinh nghiệm là Ren Hayakawa của Nhật Bản. 

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0

Giáo sư xã hội học Goo Jung Woo của Đại học Sungkyunkwan cho biết: "Bầu không khí của Thế vận hội lần này là đánh giá và tận hưởng 'sự nỗ lực của cá nhân' thay vì 'thành công của quốc gia. Vì thế hệ trẻ gần đây nhìn vấn đề của nước mình theo góc nhìn của nước mình thay vì so sánh với nước ngoài nên họ không bận tâm mấy đến bảng xếp hạng".

Gen Z không chỉ ủng hộ cho vận động viên nước mình mà còn ủng hộ cả bạn bè quốc tế

Các vận động viên đến từ các quốc gia khác thể hiện phong độ và tinh thần thể thao tuyệt vời, bất kể thắng hay thua cũng đều nhận được những tràng pháo tay tại Thế vận hội.

Kim Yoon Soo (26 tuổi), một sinh viên đại học sống tại Seoul chia sẻ rằng: "Mặc dù trận đấu bóng bàn giữa Shin Yoo Bin và vận động viên Ni Xia Lian 58 tuổi của Luxemburg khá nhạy cảm, nhưng cuộc phỏng vấn của vận động viên người Luxemburg thừa nhận gọn gàng kết quả của trận đấu thực sự rất ngầu và đáng nhớ". 

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0
Shin Yoo Bin bên trái, Ni Xia Lian bên phải

Chia sẻ của Ni Xia Lian trong một cuộc phỏng vấn sau thất bại trước vận động viên bóng bàn trẻ hơn mình 41 tuổi rằng "Chúng ta của hôm nay trẻ hơn chúng ta của ngày mai. Hãy cứ tiếp tục tận hưởng và thử thách" thực sự đã để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả các nước. 

Bàn về nguyên nhân của sự thay đổi này là do Gen Z coi trọng "câu chuyện" hơn là "thắng bại"

Ông Park Jong Min, giáo sư khoa truyền thông tại Đại học Kyunghee cho biết: "Gen Z nhận rất nhiều động lực và cảm hứng từ những câu chuyện, hoàn cảnh cá nhân của các vận động viên tham gia Thế vận hội Tokyo khi chúng được chia sẻ trên mạng xã hội. Vì không chỉ các câu chuyện của vận động viên trong nước mà những câu chuyện của các vận động viên nước ngoài cũng dễ dàng được truyền tải, nếu câu chuyện thú vị và mang tính ngôi sao thì sẽ nhận được nhiều sự chú ý".

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0

Một câu chuyện nổi bật trong Tokyo Olympic năm nay phải kể đến đó là chuyện Simone Biles lựa chọn rút lui khỏi một vài vòng loại trong sự kiện thể thao lớn nhất thế giới vì ưu tiên vấn đề sức khỏe tinh thần - một việc làm mà không phải vận động viên nào cũng đủ dũng cảm thể thực hiện. 

Ngoài ra, vấn đề về "công bằng" cũng nổi cộm lên trong Olympic 2020

Đám đông Gen Z bày tỏ sự phẫn nộ và ủng hộ những vận động viên bị đối xử "bất công" như thể chuyện của bản thân. Đó là lý do tại sao mà kể từ ngày 28/7, có khoảng 5.000 bài viết đăng tải lên mục cộng đồng trên trang chủ của Hiệp hội bắn cung Hàn Quốc yêu cầu Hiệp hội bảo vệ cung thủ quốc gia An San (20 tuổi). 

tam the thuong thuc olympic 2020 da thay doi vi su xuat hien cua gen z - anh 0

Khi một một bộ phận nam giới công kích trên các cộng đồng trực tuyến rằng việc An San để tóc ngắn (short cut) là biểu hiện của "nữ quyền" và là "người theo chủ nghĩa thù ghét nam giới" thì người hâm mộ đã đồng lòng lên tiếng "Mong Hiệp hội sẽ đưa ra biện pháp xử lý để vận động viên có thể tập trung vào các vòng thi còn lại". 

Có thể nhận thấy rằng các xã hội từng chỉ công nhận hạng nhất và tranh đấu ngay từ khi sinh ra đã và đang thay đổi bởi sự phát triển về mặt kinh tế và văn hóa. Thế hệ trẻ hiện nay, những người đã có kinh nghiệm thử nghiệm và thất bại, nhận thức về ý nghĩa của cả quá trình thực hiện ngay cả khi thất bại và họ thoải mái với mọi vấn đề hơn các thế hệ trước. 

Olympic 2020, kỳ thế vận hội xanh - sạch - hiện đại, cùng các sản phẩm tái chế

Quách Thị Lan và hành trình diệu kỳ tới Olympic Tokyo 2020

Simone Biles: Sức mạnh của việc nói "Không!" tại Olympic Tokyo 2020

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ