Olympic 2020, kỳ thế vận hội xanh - sạch - hiện đại, cùng các sản phẩm tái chế

Với slogan: “Cùng nhau trở nên tốt đẹp hơn", Nhật Bản đã làm một loạt các hành động nhằm giảm đi vấn đề ô nhiễm môi trường.

Olympic 2020 là kỳ Thế vận hội thứ 32 được tổ chức tại Nhật Bản với sự góp mặt của rất nhiều môn thi đấu giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Với mong muốn tạo ra một kỳ đại hội đầy đủ các tiêu chí xanh - sạch - hiện đại. Nước chủ nhà Nhật Bản đã thực hiện một loạt các hành động nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường như sau:

olympic 2020 ky the van hoi xanh sach hien dai cung cac san pham tai che - anh 0

Không có khán giả ở sân đấu

Một phần bởi sự bùng nổ của Covid-19 nên việc tránh tự tập đông người là một điều rất cần thiết. Nhưng bên cạnh đó việc không để khán giả đến xem trận đấu cũng một phần để giảm thiểu lượng CO2 bởi theo một ước tính cho thấy lượng khí thải CO2 của Olympic Tokyo có thể lên đến 2,73 triệu tấn. Chính vì thế quyết định này hứa hẹn sẽ giảm lượng khí thải CO2 bớt đi khoảng 340.000 tấn, tức chỉ còn khoảng 2,4 triệu tấn khí thải.

olympic 2020 ky the van hoi xanh sach hien dai cung cac san pham tai che - anh 0

Nhưng không vì thế mà kỳ Thế vận hội 2020 lại trở nên nhàm chán. Với thiết bởi kiến trúc sư Kengo Kuma, những chiếc ghế nhiều màu sắc sẽ giúp cho hình ảnh sân vận động có cảm giác "không cô đơn". 

Sử dụng điện tái tạo

Theo báo Japan Times, Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đặt mục tiêu rằng các nguồn điện sẽ đều được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió. Bởi nếu chọn sử dụng các nhiên liệu phổ biến như trước thì có thể sẽ tiêu hao một số lượng lớn các nguồn nhiên liệu. Ngoài ra các bao bì thực phẩm sẽ có chất liệu thân thiện với môi trường và hạn chế tối đa các chất thải ra ngoài.

olympic 2020 ky the van hoi xanh sach hien dai cung cac san pham tai che - anh 0

Huy chương là sản phẩm tái chế từ rác thải điện tử

Nhật Bản đã phát động chiến dịch thu gom rác thải điện tử để làm huy chương cho Olympic 2020. Kế hoạch là hơn 5 nghìn huy chương các loại sẽ được đúc từ kim loại tái chế lấy từ điện thoại di động và các thiết bị điện tử cũ khác được quyên góp từ các địa phương khắp Nhật Bản.Theo nhà tổ chức thì đây chính là nỗ lực nhằm khẳng định sự cam kết của Nhật Bản với việc bảo vệ môi trường.

olympic 2020 ky the van hoi xanh sach hien dai cung cac san pham tai che - anh 0

Tròn 2 năm kể từ khi chiến dịch bắt đầu, Ban tổ chức cũng đã thu gom được 32kg vàng, 3,5 tấn bạc và 2,2 tấn đồng cho dự án lần này và sau đó đã bắt tay vào việc chế tạo huy chương. 

Đuốc, bục trao huy chương, đồng phục cũng là đồ tái chế

Tháng 6 vừa qua, Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 tiếp tục phát động một chiến dịch nhằm thu gom nhựa tái chế để sản xuất bục trao huy chương. Theo đó, sẽ cần khoảng 45 tấn nhựa để làm ra khoảng 100 bục huy chương, đánh dấu lần đầu tiên sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh sẽ sử dụng bục huy chương được làm từ vật liệu tái chế. 

olympic 2020 ky the van hoi xanh sach hien dai cung cac san pham tai che - anh 0

Với ngọn đuốc Olympic Tokyo 2020, đây là sản phẩm từ chất thải sau trận động đất ở miền Đông và trận sóng thần năm 2021. Ngoài ra, lần rước đuốc này mang ý nghĩa rất đặc biệt đó chính là giúp nạn nhân từ đợt thiên tai ấy chữa bệnh và cũng là sự thể hiện những bộ mà đất nước Nhật Bản đã đạt được kể từ sự kiện đó.

olympic 2020 ky the van hoi xanh sach hien dai cung cac san pham tai che - anh 0

Đồng phục cho người cầm đuốc với chủ đề "Niềm hy vọng thắp sáng con đường của chúng ta" cũng là sản phẩm tái chế từ những chai nhựa do Coca-Cola thu gom.

Đây là những hành động nhằm làm cho Thế vận hội trở nên thân thiện với môi trường và cũng như hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ hành tinh xanh.

Olympic 2020: Huy chương vàng không dành cho tất cả, nên dành điều gì cho những người còn lại?

Ý nghĩa của hành động "quỳ một gối" xuất hiện trong Olympic 2020

Olympic 2020: Không chỉ cạnh tranh khốc liệt mà còn có những điều đáng yêu

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ