Sinh viên năm cuối và những "dấu chấm lửng" khi ra trường giữa đại dịch?

Sinh viên năm cuối: Chọn đi học, đi làm hay ở nhà trong trạng thái bình thường mới?

Trải qua gần một năm đầy biến động, càng về cuối năm, người ta lại càng trăn trở nhiều nỗi. Dịch bệnh gần như làm xáo trộn mọi thứ, những thói quen thường nhật bị đảo lộn. Một cuộc đại khủng hoảng tinh thần xâm nhập vào đời sống của Gen Z.

2021, nhiều người trẻ Gen Z đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất thời đại học, học online và hình như không thể đến trường. Một năm của những mơ mộng, hoài bão bị tạm gác lại sau cánh cửa cùng nhiều nỗi niềm trăn trở. Tất cả thu bé lại vừa bằng một chiếc màn hình vi tính hay điện thoại.

Với những bạn trẻ vừa mới ra khỏi cánh cửa đại học, sẵn sàng bước vào môi trường công việc, họ đã phải đối mặt với dịch bệnh, tương lai bị lu mờ và đáng sợ hơn là cuộc cắt giảm nhân sự hàng loạt với tỷ lệ thất nghiệp cao trong nhóm người trẻ.

Hãy cùng lắng nghe tâm sự của những bạn sinh viên năm cuối để thấu rõ sự lựa chọn của các bạn trước thời cuộc.

Tự tin "sải cánh" bay ở mọi vùng trời

"Thường những ngày cuối năm mình chọn đi làm, thật sự thì mình cũng chỉ mong là mình sẽ có thời gian nghỉ ngơi nhưng mà mình mong tốc độ thành công của mình sẽ nhanh hơn tốc độ già đi của ba mẹ nên mình muốn cố gắng nhiều hơn nữa.

Thời điểm này, nhiều người chọn ở nhà để gap year nhưng Gen Z chúng mình tự tin "sải cánh" bay ở mọi vùng trời, tự tin đi tìm những giá trị riêng" - Khả Ái chia sẻ.

sinh vien nam cuoi va nhung dau cham lung khi ra truong giua dai dich - anh 0
Bạn Phạm Huỳnh Khả Ái, sinh viên năm cuối, Trường Đại học Văn Lang

Chọn bước ra ngoài để tìm kiếm những cơ hội

"Thay vì dành thời gian tiếp tục ở nhà vô nghĩa mình chọn đi làm để tích lũy kinh nghiệm, bắt đầu tự lo cho tài chính của bản thân và phụ giúp lại gia đình phần nào, cũng như để hiểu rõ hơn về bản thân mình xem mình thực sự yêu thích điều gì, muốn làm công việc nào.

sinh vien nam cuoi va nhung dau cham lung khi ra truong giua dai dich - anh 0
Bạn Tạ Hữu Nhân, sinh viên năm cuối, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Mình nghĩ rằng việc nhận ra công việc mình thực sự yêu thích và sở trường của mình là vô cùng quan trọng, thay vì ở nhà mình chọn bước ra ngoài bắt đầu tìm kiếm những cơ hội cho bản thân" - Hữu Nhân chia sẻ.

Chọn đi làm để có thêm kinh nghiệm

"Với một đứa sinh viên năm cuối đang sống chung cùng dịch bệnh Covid-19, mình lựa chọn đi làm để có thêm kinh nghiệm và xem ngành nghề phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, mình cho rằng nếu ở nhà vì lí do dịch bệnh sẽ rất lãng phí thời gian và thêm phần gánh nặng kinh tế cho gia đình" - Bạn Võ Thị Phương chia sẻ.

sinh vien nam cuoi va nhung dau cham lung khi ra truong giua dai dich - anh 0
Bạn Võ Thị Phương, sinh viên năm cuối, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Chọn ở nhà vì sức khoẻ là quan trọng nhất!

 "Những ngày này, nhìn bạn bè ráo riết chuẩn bị đi thực tập mình cũng đứng ngồi không yên. Nhưng mình vẫn chọn ở nhà, vì với mình sức khoẻ là quan trọng nhất, lỡ không may bị bệnh, sức khoẻ bị ảnh hưởng thì mấy cái khác cũng không thể nào làm được" - Chia sẻ có bạn Văn Nhã.

sinh vien nam cuoi va nhung dau cham lung khi ra truong giua dai dich - anh 0
Bạn Nguyễn Văn Nhã, sinh viên năm cuối, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Những ngày cuối năm 2021 đang dần qua đi, trong chúng ta, chẳng ai biết dịch bệnh sẽ còn diễn biến như thế nào, nhưng hơn hết ai cũng đã có cho mình những sự chuẩn bị chắc chắn nhất để mở đường cho một năm 2022 không còn xé nháp vì Covid-19. 

Đặc biệt là những bạn sinh viên năm cuối, tuổi 22 nhạy cảm phải bước ra đời và gặp nhiều khó khăn hơn trong đại dịch. Tuy nhiên, hơn nửa năm sống trong dịch bệnh đã ít nhiều giúp các bạn nhận ra những giá trị ở bên trong và "hiểu" hơn bản thân mình cần gì để tiếp tục theo đuổi. 

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

Gen Z trước thềm Noel 2021: Rộn ràng trang trí, vẫn hạnh phúc bên gia đình!

Những Gen Z "tài không đợi tuổi" năm 2021 với thành tích siêu khủng

Gen Z khoe thành tích lên mạng xã hội: Động lực hay áp lực?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ