Covid-19 đã thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên như thế nào?

Những tổn hại mà Covid mang đến cho nền kinh tế được thể hiện rõ trong cuộc sống và cơ hội của sinh viên.

Vào đầu năm 2020, Covid-19 xuất hiện như một quả bom và "bùm!", cuộc sống của chúng ta đột ngột bị đảo lộn hoàn toàn. Từ tập thể cho đến cá nhân, ai nấy đều loay hoay tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới để không bị tụt lại phía sau.

covid 19 da thay doi ke hoach nghe nghiep cua sinh vien nhu the nao - anh 0
Covid-19 xuất hiện và tất cả mọi người đều loay hoay tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới và sinh viên không phải ngoại lệ (Nguồn ảnh: Jennifer Dahbura)

Và sinh viên là một trong những nhóm người cảm nhận và trải nghiệm rõ nhất những tác động của đại dịch toàn cầu. Cho dù là học trực tuyến từ xa, hoãn kỳ thực tập hay không thể thi chứng chỉ do các cuộc thi liên tục báo hủy vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh, v.v.. đại dịch đã buộc nhiều sinh viên đại học và sinh viên mới tốt nghiệp phải suy nghĩ lại về kế hoạch nghề nghiệp của họ.

Trong khi một số người tập trung nhiều hơn vào ổn định tài chính thì nhiều người khác lại tập trung vào những lợi ích mối quan tâm và mục đích mà họ đã đặt ra trước đó.

đã lắng nghe một vài bạn trẻ chia sẻ về cách Covid-19 thay đổi kế hoạch nghề nghiệp của họ.

Thu Hường, 22 tuổi, trợ lý kiểm toán viên tại Hà Nội, chia sẻ rằng Covid-19 đã thay đổi kế hoạch của bạn khá nhiều: "Đầu tiên là mình không thể có một buổi trao bằng tốt nghiệp trực tiếp, không được mặc áo cử nhân và chụp ảnh kỷ niệm cùng người thân. Thứ hai là vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà các công ty kiểm toán cũng tuyển nhân sự muộn hơn và ít tuyển nhân sự hơn. Cũng là do quãng thời gian vừa xong, Hà Nội đã thực hiện giãn cách mấy tháng trời nữa".

covid 19 da thay doi ke hoach nghe nghiep cua sinh vien nhu the nao - anh 0
Covid-19, giãn cách xã hội khiến nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển nhân sự ít và muộn hơn (Nguồn ảnh: Nguyễn Hoa)

Thiên Thanh, 21 tuổi, sinh viên năm cuối Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội cho biết dự định thực tập của bạn đã bị "đảo lộn 180 độ": "Vì mình học ngành ngôn ngữ nên ban đầu, mình có ý định thực tập tại các công ty để được trải nghiệm thực tế môi trường làm việc. Tuy nhiên, do tình hình Covid diễn biến phức tạp và cũng lo lắng cho sức khỏe của bản thân nên mình đã chuyển sang lựa chọn hình thức thực tập tại trường, thực tập từ xa. Nhìn chung, mình thấy có rất nhiều lợi ích về khoảng cách, an toàn hơn và gần gũi hơn".

Trong khi đó, Lan Hương, 21 tuổi, sinh viên năm cuối ngành ngôn ngữ Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN chia sẻ rằng vì Covid và giãn cách liên tục mà bạn không tìm được nơi thực tập, bị hoãn kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật Bản một năm liền dẫn đến nguy cơ tốt nghiệp muộn.

covid 19 da thay doi ke hoach nghe nghiep cua sinh vien nhu the nao - anh 0
Nhiều sinh viên tốt nghiệp muộn và có nguy cơ không ra trường đúng hạn (Nguồn ảnh: CNN) 

Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước, tuy nhiên khái niệm "nặng nề" dường như vẫn còn rất trừu tượng cho đến khi chúng ta nhìn vào thực tế này của nhiều sinh viên.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, tính đến tháng 4/2021, có hơn 22 triệu việc làm đã "biến mất" tại Mỹ (mặc dù một số trong số đó đã được phục hồi), khiến sự ổn định về việc làm trở thành mối quan tâm hàng đầu trong tâm trí của nhiều sinh viên. Trong hơn 4 tuần tháng 3 vừa qua, số lượng vị trí thực tập có nhu cầu trung bình hàng ngày được quảng cáo trên ZipRecruiter (trang web giới thiệu việc làm hàng đầu tại Hoa Kỳ) đã giảm đến 31%.

covid 19 da thay doi ke hoach nghe nghiep cua sinh vien nhu the nao - anh 0
Tính đến tháng 4/2021, có hơn 22 triệu việc làm đã "biến mất" tại Mỹ, khiến sự ổn định về việc làm trở thành mối quan tâm hàng đầu trong tâm trí của nhiều sinh viên (Nguồn ảnh: Molly Ferguson)

Những con số "biết nói" này còn thể hiện được cả tâm trạng của sinh viên đại học và sinh viên mới tốt nghiệp. Một số sinh viên đột nhiên cảm thấy bản thân không không đủ khả năng chi trả học phí hoặc mất việc làm. Trong khi đó, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp lại thất nghiệp, mất phương hướng hay đột ngột chuyển về quê nhà làm việc tự do.

Trong tình cảnh mà ai trong chúng ta cũng phải nỗ lực gấp mười lần để sống và bảo vệ mạng sống thì những suy nghĩ về việc thay đổi kế hoạch là điều không thể tránh khỏi.

Thu Hường và Lan Hương đã từng có ý định đổi chuyên ngành và định hướng làm công việc khác khi nghĩ về ngành học hiện tại. Tuy nhiên, kể từ khi học đại học, hai bạn trẻ này đã quyết định sẽ theo đuổi nghề mà bản thân được học, vì thế mà dù có chênh vênh trước dịch bệnh, họ vẫn vững vàng và chờ đến khi có cơ hội, chứ không thay đổi quyết định về công việc của mình.

covid 19 da thay doi ke hoach nghe nghiep cua sinh vien nhu the nao - anh 0
Nhiều công việc vẫn có nhiều cơ hội làm việc online ngay cả trong đại dịch (Nguồn ảnh: Real Python)

Trong khi đó, Thiên Thanh lại cho rằng ngành ngôn ngữ vẫn có thể tồn tại do khả năng thích nghi nhanh với hoàn cảnh. Các công việc dịch thuật trực tuyến, dịch thuật tại nhà, phiên dịch qua các nền tảng công nghệ như Microsoft Teams, Zoom, v.v.. lại càng phát triển hơn, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các biên phiên dịch viên.

Và về điểm khó khăn nhất đối với các bạn trẻ khi theo đuổi đam mê, ngành học và công việc trong đại dịch, đối với Lan Hương là tài chính và kinh nghiệm làm việc thực tế, còn đối với Thu Hường lại chính là sự nỗ lực và kiên trì.

covid 19 da thay doi ke hoach nghe nghiep cua sinh vien nhu the nao - anh 0
Để theo đuổi đam mê, nghề nghiệp và ngành học thì kiên trì là một yếu tố dường như không thể thiếu trong tình hình dịch bệnh đầy biến động (Nguồn ảnh: Antonio Rodriguez/Adobe Stock)

"Khi Hà Nội giãn cách, mình đã một mình 'mắc kẹt' ở giữa Hà Nội này chờ đợi cơ hội. Mình chờ mãi, chờ rất lâu... Mình đã từng muốn về quê, sống gần gia đình, mình cũng từng nghĩ rằng thứ mình mong muốn có lẽ không có duyên với mình. Nhưng mình vẫn miệt mài, kiên trì thật nhiều. Sau khi hết giãn cách, mình đã đi phỏng vấn ở nhiều nơi, nhưng cũng rất mệt mỏi, vì thất bại nối tiếp thất bại.

Vấn đề

Logo VieZ

Nhưng mãi cho đến khi mình tưởng mình thật sự không thể cố gắng thêm được nữa thì cơ hội lại đến với mình. Và giờ mình đang làm công việc mình thích, mình muốn và đam mê. Nên mình hy vọng rằng, nếu mọi người có đang cảm thấy chênh vênh thì hãy kiên định thật nhiều nha! Nhất định cuộc đời sẽ dịu dàng với người nỗ lực mà thôi.

Thu Hường, 22 tuổi, trợ lý kiểm toán viên tại Hà Nội.

Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.  

"Cựu F0" Gen Z: Bình tĩnh đón nhận, bình thản "healing"

Hậu đại dịch, Gen Z là thế hệ gặp áp lực nhất hiện nay

Gen Z “tối mặt tối mũi” nhưng vẫn trễ deadline: "Chuyện xui rủi chắc tui muốn bà ơi!"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ