Qua rồi cái thời đi du học trở về nước là được "trải thảm"?

Phải chăng, có nhiều người đang quá ảo vọng vào giá trị của việc du học tự túc và cuồng si "nền giáo dục phương Tây"?

Câu chuyện du học sinh trở về nước và "thất vọng" về thu nhập, chế độ đãi ngộ tại Việt Nam luôn được bàn luận khá nhiều trong thời gian qua. Từ trước đến nay, không khó để nhận ra nhiều bạn chọn du học nước ngoài bởi tấm bằng giá trị tại môi trường giáo dục nước ngoài và khả năng ngoại ngữ tốt, chính vì thế họ có tâm lý sẽ dễ dàng đạt được mức lương "cao hơn mặt bằng chung" tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều du học sinh trở về nước và tỏ ra thất vọng khi nhận được mức thu nhập không như kỳ vọng, thậm chí còn thấp hơn sinh viên học tập trong nước. Lý do vì sao? 

qua roi cai thoi di du hoc tro ve nuoc la duoc trai tham - anh 0
Tấm bằng du học có đang "rớt giá" trong mắt các nhà tuyển dụng?

Đi du học về nước mà mong lương cao: Vừa là kỳ vọng, vừa là ảo tưởng!

Đầu tiên, chúng ta vẫn cần phải hoan nghênh những bạn đã đi du học và chọn về nước làm việc vì có không ít bạn đã mang kiến thức "vàng" mà mình tiếp thu được để về phụng sự cho quê hương. Tuy nhiên, chuyện để có được một mức lương như mong muốn nó đã không còn phụ thuộc vào giá trị của tấm bằng trường ngoại mà là câu chuyện về "năng lực" có xứng đáng hay không.

Thực tế, nhiều học sinh mới vừa kết thúc cấp THCS đã nhận được học bổng đi du học hoặc gia đình đăng ký cho con đi du học tự túc. Vì hầu hết đều nghĩ rằng, đi du học về sẽ có lợi thế hơn ở tiếng Anh, nhưng khi cơ hội học tập ngày càng được mở rộng thì ai cũng có thể học ngoại ngữ. Điều này, càng đúng ở Việt Nam khi cơ hội tiếp xúc ngoại ngữ của các bạn học sinh, sinh viên trong nước ngày một thuận lợi.

"Việc đi ra nước ngoài học không còn là vấn đề quá to lớn, chưa chắc môi trường nước ngoài đã hơn môi trường học tập trong nước. Khả năng tự học của các du học sinh chưa chắc sẽ cao hơn các bạn học tập ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh 4.0 này.

Nếu đi du học bằng tiền đầu tư của bố mẹ bỏ ra, nhưng sang bên đó lại không tận dụng khoảng thời gian quý báu để nâng cao năng lực trình độ, mà chỉ suy nghĩ học để lấy bằng thôi, khi về nước, chắc chắn sẽ không cạnh tranh nổi" - PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ quan điểm của mình. 

qua roi cai thoi di du hoc tro ve nuoc la duoc trai tham - anh 0
PGS.TS Trần Thành Nam - Giám khảo Khoa học Siêu Trí Tuệ Việt Nam từng chia sẻ quan điểm về vấn đề du học 

Nói về vấn đề đi du học tự túc ngày càng gia tăng, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc cũng đã bày tỏ quan điểm của mình trên fanpage cá nhân rằng, gần 20 năm trước, khi một du học sinh trở về nước là được trải thảm, bởi thời đó "tuyệt đại đa số" đều đi du học bằng học bổng nên khi trở về nước là "auto giỏi" và được trọng dụng. 

"Còn giờ, khi du học sinh trở về, người ta kiểm tra rất kỹ chứ không phải cứ đi du học là được đánh giá cao. Vì cái số đi du học về, nhất là tự túc, quá đông!" - Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc khẳng định.

Để lý giải cho việc vì sao du học nước ngoài về lại mong muốn lương lại phải cao hơn học trong nước, có thể nói, đó vừa là kỳ vọng, vừa là ảo tưởng bởi tâm lý "trả đũa".

"Vì khi bỏ ra một số tiền lớn rất lớn cho việc du học thì người ta 'có quyền' kỳ vọng ngược lại như vậy cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng với mình, việc du học không nhất thiết là để đòi hỏi mức lương cao. Mình nghĩ có những bạn còn nhằm mục đích trải nghiệm giáo dục quốc tế, tiếp xúc văn hóa và cải thiện ngôn ngữ để tạo cơ hội làm việc tốt hơn sau này" - bạn Phương Duyên, 22 tuổi, hiện đang là một du học sinh tại Úc chia sẻ với .

qua roi cai thoi di du hoc tro ve nuoc la duoc trai tham - anh 0
Ngày nay, việc đi du học tự túc ngày càng trở nên phổ biến khi các nhà tuyển dụng trở nên hoài nghi hơn về năng lực của du học sinh (Ảnh: Duhocvic)

Không thiếu những người đi học nước ngoài về nhưng năng lực bằng "0"

Đi du học sau cùng chỉ là một lựa chọn có thể tốt với người này nhưng không tốt với người khác bởi có rất nhiều khía cạnh khác nhau tác động đến hiệu quả của lựa chọn. Đặc biệt là tác động của dịch Covid-19 đã như một "cú đạp phanh" cần thiết để phụ huynh cân nhắc lại một cách kỹ lưỡng, thận trọng hơn về việc cho con du học. 

Ỷ lại vào giá trị của tấm bằng du học hay một ngôi trường danh tiếng trong nước cũng đang tạo ra một thế hệ sinh viên "ảo tưởng" về một mức lương "xứng tầm". Đây là một tâm lý mà chúng ta cần phải thay đổi và mở rộng. Mức lương mà chúng ta được hưởng phụ thuộc vào giá trị và mức độ chúng ta cống hiến. Cái quan trọng nhất là năng lực thật chứ không phải là một tấm giấy thể hiện bằng cấp. 

Du học

Logo VieZ

Ngay từ đầu, đừng lấy bằng cấp ra để "mặc cả" về mức độ lương. Bởi ở xã hội này không thiếu những người đi học nước ngoài về nhưng năng lực bằng "0". 

PGS.TS Trần Thành Nam 

Chúng ta cần phải xác định rằng đi du học là đang tìm kiếm các cơ hội để phát triển, nhưng thứ quyết định cuối cùng là năng lực thực của bản thân, năng lực có thể đóng góp cho cộng đồng.

Trước hết, những người đi du học đều đã trang bị cho mình những năng lực cơ bản của công dân toàn cầu: năng lực ngoại ngữ, nhận thức được sự khác biệt... Tuy nhiên, những điều đó không hẳn sẽ đảm bảo cho sự thành công, mà còn phải bổ sung nhiều kỹ năng khác như: năng lực tư duy, sáng tạo, cách thích ứng linh hoạt với môi trường mới, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực chuyển đổi số…

qua roi cai thoi di du hoc tro ve nuoc la duoc trai tham - anh 0
Du học là đang tìm kiếm các cơ hội để phát triển, nhưng thứ quyết định cuối cùng là năng lực thực của bản thân

Thực tế, nếu chúng ta đi học ở nước ngoài nhưng không học được những phương pháp tự học, tự cập nhật một cách liên tục thì sẽ có một lúc nào đó kiến thức cũng sẽ bị cũ, trở nên lỗi thời và không thể cạnh tranh được, kể cả là với sinh viên trong nước. 

Tạm kết

Bài viết này, không bài xích việc du học nhưng có lẽ chúng ta không nên thần thánh hoá việc du học về nước là "to" ở thời nay nếu năng lực "hạn chế". Mặc dù, với các nhà tuyển dụng, các ứng viên là du học sinh có những lợi thế nhất định, song, so với họ, ứng viên trong nước cũng hoàn toàn không thua kém.

qua roi cai thoi di du hoc tro ve nuoc la duoc trai tham - anh 0
Du học ngay nay nên là một lựa chọn cần cân nhắc thay vì xu hướng để chạy theo (Ảnh: Study Portals)

Quan trọng nhất là cần thay đổi thái độ với công việc, học để tạo ra những giá trị mới hoặc đóng góp thêm sáng kiến hữu ích cho xã hội bằng tri thức của mình. Điều đó mới quyết định được giá trị bản thân và nhà tuyển dụng sẽ trả lương cho bạn mức nào.

Bằng cấp khi du học "rớt giá thảm hại" trong mắt Gen Z

Câu chuyện du học - vừa học vừa làm sẽ được và mất gì?

Du học online có phải giải pháp tối ưu của Gen Z trong thời Covid-19?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ