Mua sắm "trả đũa" sau dịch bệnh, Gen Z đang đối mặt với những rủi ro nào?

Nhiều người xem việc mua sắm sau khi cuộc sống trở lại ổn định như một liệu pháp để giải tỏa căng thẳng nhưng thực tế điều này lại tìm ẩn nhiều hệ lụy về kinh tế.

Thực hiện cuộc sống "bình thường mới" tại nhiều nơi, các hoạt động dịch vụ cũng bắt đầu trở lại để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người, cũng như khôi phục lại nền kinh tế. Hậu Covid-19 đã kéo theo đó những thay đổi trong cuộc sống của con người, đặc biệt ở những vấn đề liên quan đến tâm lý sau chuỗi ngày dài chỉ ở nhà vì lệnh giãn cách.

Bên cạnh những người lựa chọn cách chi tiêu hợp lý và tiết kiệm thì cũng có nhiều cá nhân xem việc mua sắm như cách để "trả đũa" cho cơn "thịnh nộ" khi bị hạn chế điều kiện trong suốt thời gian vừa qua. Đây phần nào sẽ giúp tâm lý con người được trở nên thoải mái, nhưng cũng lại kéo theo nhiều tác động đến nguồn thu nhập ở hiện tại và tương lai.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0

Hoạt động giao hàng và mua bán trở lại sôi nổi

Xu hướng chung của nhiều người trong thời điểm này chính là được "mua sắm trả đũa" sau những ngày bị giới hạn và gò bó trong các quy định. Đây vốn là một thuật ngữ dùng để chỉ cách mua sắm của con người với mục đích vượt qua những thất vọng hay buồn chán, còn với tình hình hậu Covid-19 thì đó lại chính là cách nhiều người vận dụng để "phục thù" những nhu cầu mua sắm của bản thân.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0
Xu hướng "mua sắm trả đũa" hậu Covid-19 đang khiến nhiều người đối mặt với các rủi ro

Sau những ngày dài đóng cửa và tạm dừng hoạt động để thực hiện các chỉ thị về giãn cách, thì khi nới lỏng những hoạt động về kinh doanh các mặt hàng và giao hàng đã khiến chúng được trở lại nhộn nhịp do nhu cầu khách hàng tăng cao sau mùa dịch. Có thể thấy tại những cửa hàng sau ngày 1/10 hay thậm chí các trang thương mại điện tử đều thu hút được một lượng lớn khách hàng đến đặt mua.

Tuy vấn đề này không còn được bình thường như trước bởi vẫn còn nhiều điều kiện yêu cầu về phòng chống dịch bệnh, nhưng với tiện ích của việc giao hàng thì dường như chúng cũng đã nhanh chóng được giải quyết. Đây cũng chính là điều kiện cho sự thay đổi trong tâm lý mua hàng của nhiều người khi vừa có thể thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0
Hoạt động mua bán và giao hàng đang trở lại nhộn nhịp sau khi dịch bệnh dần ổn định

Bên cạnh đó thì hoạt động tại các cửa hàng thức ăn, nước uống cũng sôi nổi không kém bởi đây vốn cũng chỉ là những nhu cầu bình thường của con người. Mặc dù trong suốt thời gian vừa qua, dưới tác động của dịch Covid-19 mà vấn đề thu nhập của các cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhiều người vẫn xem đây là giải pháp hiệu quả để tránh được căng thẳng tâm lý.

Đừng đánh đồng việc giải tỏa tâm lý và sự phung phí

Đâu đó thì việc mua sắm cũng mang đến cho chúng ta cảm giác sung sướng và hạnh phúc, từ đó sản sinh ra những loại hormone để xua tan đi căng thẳng của bản thân. Nhưng đó là khi ta biết vận dụng hợp lý và phân biệt được giữa việc mua sắm cho sự cần thiết và "nghiện" mua sắm hoang phí.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0
Nhiều người đang lấy những căng thẳng tâm lý bao biện cho việc mua sắm hoang phí

Nhiều người lấy stress sau dịch bệnh để bao biện cho việc tiêu xài một cách thiếu chừng mực, cho rằng bản thân xứng đáng được bù đắp. Điều này hoàn toàn không sai nhưng đó không phải cớ để chúng ta quên mất gánh nặng về thu nhập mà mình phải đối mặt trong thời gian tới, đó sẽ là những tác động nặng nề đến chi tiêu hay thậm chí là thiếu hụt và vay mượn nợ.

Đôi lúc chính niềm vui nhất thời từ trào lưu "mua sắm trả đũa" sẽ khiến chúng ta đối mặt với rất nhiều vấn đề kéo sau, khi vốn hiện nay vẫn chưa có bất kỳ công bố chính thức nào để chỉ ra rằng đây có thể giúp ích cho tâm lý con người. Nó chỉ đang khiến chúng ta trở thành "con nghiện" của việc mua sắm mà chẳng có bất kỳ suy nghĩ hay gánh nặng nào với vấn đề tiết kiệm.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0
Trên thực tế ta vẫn còn nhiều cách để giải tỏa căng thẳng thay vì lựa chọn mua sắm

Trên thực tế ta vẫn còn rất nhiều cách để giúp tinh thần bản thân trở lại bình thường như kết nối lại với những người thân yêu, cùng nhau có các cuộc hẹn… không nhất thiết đó phải là lựa chọn mua sắm. Vậy có thật sự mua sắm để giải tỏa đi những áp lực hay chỉ là cái cớ của người trẻ đang tự cổ xúy cho cách chi tiêu bất hợp lý?

Những hệ quả sau những lần "chốt đơn" không kiểm soát

Mua sắm là điều hoàn toàn cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhưng việc không kiểm soát được chúng sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến con người. Không chỉ dừng lại ở những tác động đến nguồn thu nhập hiện tại và tương lai của bản thân mà sẽ khiến cho vấn đề tâm lý con người càng trở nên trầm trọng hơn.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0
Chi tiêu bất hợp lý khiến con người đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập

Đó là khi cảm xúc vui sướng ban đầu được sở hữu trên tay món đồ mới sẽ nhanh chóng trở thành những sự hối hận khiến bản thân luôn phải trăn trở. Chưa kể khi nhận thấy thu nhập trở nên bất ổn ta sẽ khó tránh khỏi những lo lắng và hoang mang. Điều này sẽ khiến tinh thần con người nhanh chóng bị kiệt quệ bởi chính những áp lực "cơm áo gạo tiền".

Cuộc sống "bình thường mới" khiến chúng ta có các mối bận tâm hơn rất nhiều, đó là những nhu cầu buộc phải đáp ứng trong sinh hoạt. Nên việc chi tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng mọi thứ trở nên bị eo hẹp, có những khoảng không cần thiết thì chi tiêu số tiền lớn và khi đến lúc cần thiết thì bản thân lại chẳng còn, từ đó mà xu hướng vay nợ cũng được hình thành.

mua sam tra dua sau dich benh gen z dang doi mat voi nhung rui ro nao - anh 0
Việc phung phí mua sắm cũng khiến tâm lý con người càng trở nên căng thẳng hơn

Đáng nói là "nghiện" mua sắm hay vay nợ vốn cũng chỉ là trạng thái của con người và khi hành động này được lập đi lập lại nhiều lần thì chúng sẽ trở thành những thói quen xấu khó bỏ. Vì vậy, chúng ta cần biết cách cân bằng chi tiêu trong mọi vấn đề cuộc sống, lên kế hoạch cụ thể cho những khoản phí của bản thân, nhất là khi cuộc sống đang dần trở lại ổn định.

Những thay đổi trong tâm lý con người sau khi dịch Covid-19 dần ổn định

"Kỳ nghỉ Covid-19" kết thúc rồi, đứng dậy chạy deadline cho những ngày cuối năm thôi!

Liều thuốc cai "nghiện" mua sắm online mùa dịch

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ