Ồn ào cách dạy con của vợ NS Xuân Bắc, cư dân mạng cần có giới hạn trong các ý kiến!

Với đối tượng nhạy cảm như trẻ em thì cư dân mạng cần có những chừng mực nhất định trong quy tắc ứng xử với ý kiến cá nhân của bản thân.

Sự việc vợ NS Xuân Bắc tức giận, đập vỡ điện thoại của con khi phát hiện nội dung nhạy cảm và công khai tất cả lên trang cá nhân hiện vẫn đang là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Đa số các ý kiến đều bày tỏ sự bất bình trước cách dạy con như thế, bởi với lứa tuổi đó thì việc có sự tò mò, khám phá là điều đương nhiên, chưa kể hành động vội vàng trên còn gây ra những ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến một đứa trẻ.

Dường như câu chuyện chưa dừng lại ở đó, khi một bộ phận cư dân mạng có những hành động phản cảm như việc vào những kênh của NS Xuân Bắc để lại những bình luận khiếm nhã, bàn tán về vụ việc hay giễu cợt về vụ việc vừa qua. Hành động này đang cho thấy sự vô ý thức, thậm chí có thể nói "xuống cấp" trong văn hóa ứng xử trên không gian mạng của nhiều người.

on ao cach day con cua vo ns xuan bac cu dan mang can co gioi han trong cac y kien - anh 0
Ngoài những ý kiến bức xúc, không đồng tình thì một bộ phận cư dân mạng có thái độ xúc phạm, chỉ trích vô cớ

Đừng dùng lỗi sai của người khác làm cớ để xúc phạm

Hành động bắt nạt người khác trên không gian mạng rất đáng để lên án. Trong sự việc ồn ào vừa qua, lỗi sai có thể thuộc về cách dạy con của người mẹ, nhưng đó không phải cớ để dư luận có thể cho phép mình hành xử theo cách riêng của bản thân, ta có quyền được lên án cái sai nhưng không thể tùy tiện để xúc phạm bất kỳ ai.

"Khi bắt nạt xảy ra trực tuyến, bạn có thể cảm thấy như thể đang bị tấn công ở khắp nơi, ngay cả trong nhà riêng, có vẻ như không có lối thoát. Các tác động có thể kéo dài một thời gian và ảnh hưởng theo nhiều cách. Cảm giác bị người khác cười nhạo hoặc quấy rối có thể khiến mọi người không thể lên tiếng hoặc cố gắng giải quyết. Trong những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến việc tự kết liễu mạng sống của mình", Tổ chức UNICEF nhận định.

Trong sự việc ồn ào trên, cư dân mạng đang dần đi sai hướng khi bày tỏ sự bức xúc của mình lên những cá nhân không liên quan. Đáng nói hơn, nhiều người còn lấy đây làm lý do để bản thân có thể thỏa mãn được những cảm xúc tiêu cực nhất thời của bản thân bằng vô số những bình luận kém duyên, lời bàn tán hay chỉ trích vô cớ.

on ao cach day con cua vo ns xuan bac cu dan mang can co gioi han trong cac y kien - anh 0
Chính những cảm xúc nhất thời của chúng ta đang vô tình tiếp tay cho cho việc hình thành những điều tiêu cực (Nguồn ảnh: YTM)

Lỗi sai trong lần này đừng chỉ mãi nhìn vào người mẹ trong cách dạy con, việc chúng ta cứ liên tục cho điều đó là sai trái, trong khi bản thân thì không ngừng lan truyền, chia sẻ và bàn luận thì cũng không thật sự đúng. Đừng vì những sai lầm của họ mà quên mất rằng bản thân cũng có thể vô tình "tiếp tay" cho sự hình thành những điều tiêu cực.

Nên nhớ, chủ động và lý trí trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin là vô cùng quan trọng. Đừng để những cảm xúc mang tính chủ quan của cá nhân làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đồng ý rằng ta sẽ có những sự bức xúc, khó chịu, kể cả là phẫn nộ nhưng đứng trước những điều này ta nên bày tỏ quan điểm theo một cách tích cực, thay vì liên tục chỉ trích, giễu cợt.

Dừng việc lan truyền, giễu cợt bởi "nạn nhân" là trẻ em

Đến cuối cùng nạn nhân thật sự trong câu chuyện vẫn là những đứa trẻ vô tội, chúng còn quá nhỏ để gánh lấy hết những sự dòm ngó, suy xét từ dư luận. Một thời gian sau, câu chuyện này rồi cũng lắng xuống nhưng hình ảnh, tên tuổi của các em vẫn mãi ở đó cùng những ám ảnh không thôi bởi những lời nói mà người khác chỉ cho là trêu đùa.

on ao cach day con cua vo ns xuan bac cu dan mang can co gioi han trong cac y kien - anh 0
Câu chuyện có thể sẽ bị lãng quên theo thời gian, nhưng hình ảnh và sự ám ảnh của các em vẫn mãi ở đó

Cần nhận thức rõ rệt giữa ranh giới của đùa vui và bắt nạt trên không gian mạng bởi đôi khi chỉ là một bình luận nhỏ trong vô thức của cá nhân cũng là một sự tác động vô cùng mạnh mẽ đến cuộc sống của người khác, tổ chức UNICEF nhận định: "Tất cả đều có thể đùa giỡn với nhau, nhưng đôi khi rất khó để biết ai đó chỉ đang vui vẻ hay cố gắng làm tổn thương bạn, đặc biệt là trên mạng.

Đôi khi họ sẽ cười nhạo nó bằng cách 'chỉ đùa thôi' hoặc 'đừng quá coi trọng vấn đề này'. Nhưng nếu cảm thấy bị tổn thương hoặc nghĩ rằng người khác đang cười bạn thay vì cười với bạn, thì trò đùa đã đi quá xa. Nếu nó vẫn tiếp diễn ngay cả khi bạn đã yêu cầu người đó dừng lại và bạn vẫn cảm thấy khó chịu về điều đó, thì đây có thể là hành vi bắt nạt".

on ao cach day con cua vo ns xuan bac cu dan mang can co gioi han trong cac y kien - anh 0
Ranh giới giữa một trò đùa và hành vi bắt nạt trên không gian mạng rất mỏng manh nên cần chúng ta cân nhắc (Nguồn ành: ISPCC)

Hãy dừng việc biến trẻ em trở thành một công cụ mua vui trên mạng xã hội, đừng để bản thân trở thành những con người vô tâm vì cảm xúc bản thân, mà vô tình hủy hoại cuộc đời một đứa trẻ. Sự việc có thể sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhưng mỗi hành động của chúng ta đều sẽ để lại một tổn thương tinh thần rất lớn với trẻ.

Trong bất kể trường hợp nào tương tự có thể xảy đến, hãy nhớ đến việc nạn nhân là trẻ em, chúng hoàn toàn vô tội và cần có sự định hướng đúng đắn từ người lớn. Ta chỉ nên giữ thái độ bất bình, thể hiện ý kiến của bản thân trong sự việc, đừng biến chúng trở thành hành vi bắt nạt trên không gian mạng với những tư tưởng độc hại.

Phụ huynh nói về chuyện vợ NS Xuân Bắc ném vỡ điện thoại: 'Nên đứng về phía con để con cảm thấy an toàn'

Từ vụ việc vợ NS Xuân Bắc: Tò mò về tình dục ở giai đoạn dậy thì là sai trái?

Mạng xã hội đồng loạt để hashtag #StandWithBiBeo, #FreeGucciBi, chuyện gì vậy?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ