Ở đây chỉ bạn cách "khéo ăn khéo nói" để được lòng thiên hạ!

Nếu bạn chính là kiểu người hay "cứng lưỡi" trong giao tiếp, hãy tham khảo những gợi ý sau để tăng sự trơn tru trong những cuộc trao đổi

1. Thêm "bạn" bớt "tôi"

Có một hiệu ứng tâm lý - ở một nơi rất ồn ào, rất khó để tiếp nhận thông tin nào, chúng ta vẫn luôn có thể nghe thấy ai đó gọi tên mình. Mọi người luôn chú ý đến thông tin về bản thân, và chủ đề về bản thân sẽ được chào đón nhiều hơn. Do đó, nếu chúng ta muốn có một cuộc trò chuyện sâu sắc với người mới, hãy thử tập trung vào đối phương nhiều hơn thay vì nói về bản thân.

o day chi ban cach kheo an kheo noi de duoc long thien ha - anh 0

2. Càng ngắn càng tốt

Sự chú ý của con người rất hạn chế, chúng ta khó tiếp nhận được quá nhiều thông tin trong thời gian dài. Giống như máy tính làm việc trong thời gian dài sẽ nóng lên, một người nói quá dài thì người nghe sẽ cảm thấy mệt mỏi. Do đó, trong những lần lên tiếng, hãy cố gắng kiểm soát nội dung thật súc tích.

3. Chủ động mở lời không đáng sợ như bạn nghĩ

Chúng ta thường ngại chủ động bắt chuyện vì sợ làm phiền người khác, nhưng thí nghiệm khoa học đã chứng minh, một cuộc đối thoại với một người lạ trên phương tiện công cộng có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc của họ lên 8% so với chỉ im lặng trải qua chuyến đi. Thế nên, đừng quá lo ngại khi bạn có thể chủ động bắt chuyện.

o day chi ban cach kheo an kheo noi de duoc long thien ha - anh 0

4. Hài hước tích cực thay vì hài hước tiêu cực

Trong những cuộc trò chuyện giải trí, đôi khi chúng pha trò, bao gồm cả sự hài hước chế giễu, chẳng hạn như đùa giỡn về ngoại hình, giới tính, hay đặc điểm của nhau. Sự hài hước tiêu cực này có rủi ro rất lớn, chúng ta rất dễ vô tình chạm đến điểm nhạy cảm và nỗi buồn của nhau, nên ít đi vẫn hơn.

5. Ngôn ngữ hình thể

Hành động có thể nói lên cả ngàn lời nói, hãy nhìn vào mắt đối phương khi nghe và cả khi nói để cho đối phương cảm giác bạn đang tập trung vào họ. Nếu bạn quá ngại để nhìn vào mắt họ, hãy nhìn trán, hoặc điểm giữa hai lông mày. Hãy mỉm cười nhiều nhất có thể khi trò chuyện, vì đó là cách chúng ta giao tiếp ngay từ khi là trẻ sơ sinh - chúng ta cười với những ai cười với mình.

o day chi ban cach kheo an kheo noi de duoc long thien ha - anh 0

6. Quy luật lặp lại + thêm vào

Có một phương pháp dành cho những người thường hay không biết phản hồi ra sao, đó là:

Lặp lại + thêm vào. Lặp lại, nghĩ là hãy dùng từ ngữ uyển chuyển để lặp lại chủ đề hoặc quan điểm của bên kia, sau đó thêm vào câu hỏi liên quan, hoặc sự khen ngợi và tán đồng.

7. Càng nhiều càng tốt

Thế giới xung quanh, chỉ cần bạn chú ý thì không ít chuyện thú vị. Hãy chuẩn bị sẵn một danh sách các chủ đề bản thân, đồng thời lưu ý một chút người bạn muốn trò chuyện có khả năng hứng thú với chủ đề gì. Càng có nhiều "vốn miếng" trong tay, bạn càng ít bị rơi vào thế "ngậm tăm" khi trò chuyện.

o day chi ban cach kheo an kheo noi de duoc long thien ha - anh 0

5 tuyệt chiêu giao tiếp "vượt thế hệ" cho Gen Z nơi công sở

Làm sao để khỏi "ấm ớ" khi đi đến những nơi mình chẳng quen biết ai?

Điểm chung của những người quá để ý đến ánh nhìn của người khác

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ