Nói nghe nè: Không cần 'áp lực học tập' mới có động lực đâu!

Đôi khi áp lực khiến chúng ta chán nản và mệt mỏi nhưng bạn ơi chúng ta còn trẻ!

5 năm cấp 1 chăm chỉ học tập để được xét tuyển vào trường cấp 2 mong muốn. 4 năm cấp 2 tiếp tục cố gắng để thi đỗ vào trường cấp 3 trọng điểm. 3 năm cấp 3 lại vùi đầu và càng phải nỗ lực hơn nữa để chạm tới cánh cổng đại học như mong ước,…

Có nhiều bậc phụ huynh vô tình thốt ra câu: "Suốt ngày mày chị có ăn và học" nhưng chuyện học hành cũng như công việc của người lớn vậy, cũng nhiều căng thẳng và lắm áp lực như vậy!

noi nghe ne khong can ap luc hoc tap moi co dong luc dau - anh 0
Áp lực học tập là điều mà cô cậu học sinh sinh viên nào cũng đã và đang trải qua (Nguồn ảnh: Nguyễn Trọng Đức)

Đã có một thời học sinh như vậy...

"Đi học áp lực nhất với mình là lúc nhìn các bạn khoe điểm, hoặc lúc chúng nó kêu thiếu 0,25 hay xin thêm 0,5 điểm. Nói chung, đúng là xứng đáng với công sức các bạn bỏ ra, nhưng đứa lúc nào cũng thấp như mình thì sao. Mình cũng cố gắng và chăm chỉ đâu kém gì ai..." - chia sẻ của bạn Lê Hương Giang.

Vòng lặp: nhà - trường - chỗ học thêm là câu chuyện quen thuộc mỗi ngày của mỗi người thời còn học sinh, nó còn ám ảnh hơn nữa nếu sát nút với những kì kiểm tra, kì thi lớn và đặc biệt là kì thi đại học.

 "Áp lực học tập ư, mình có, rất nhiều lần như thế. Mình chỉ biết vùi đầu vào đống bài tập và sách vở, học trên trường xong thì sẽ đi thẳng tới lớp học thêm. Cuộc sống của mình dần trở nên tẻ nhạt đến vô cùng. Loay hoay cả hàng tiếng đồng hồ giải bài tập để khi so lại đáp án, mình nhận ra thì ra bản thân vẫn còn nhiều lắm những thiếu sót. Lòng mình trĩu nặng những lo toan về những tiết kiểm tra, kì thi đại học và cả tương lai phía trước" - tâm sự nặng lòng của bạn Nguyễn Trọng Đức.

noi nghe ne khong can ap luc hoc tap moi co dong luc dau - anh 0
"Tiếc những bài kiểm tra đã cố hết sức ôn bài đến tận khuya nhưng điểm số lại không được như mong muốn" (Nguồn ảnh: Nguyễn Trọng Đức)

Là vào tiết kiểm tra, lúc làm bài thoăn thoắt thoăn thoắt đến khi dò bài mới phát hiện ra 2, 3 chỗ sai rồi bắt đầu dằn vặt mình "đã học đến thế rồi còn mắc những lỗi cơ bản không chấp nhận được".

Điểm mình không được như ý, nhìn điểm bạn bè lại càng lo lắng hơn. Những sự tự trách vô hình chung lại khiến chúng ta áp lực hơn: "Sai một ly đi một dặm, đến lúc thi đại học mày có muốn sửa hay vớt điểm càng không có cơ hội nữa".

noi nghe ne khong can ap luc hoc tap moi co dong luc dau - anh 0
Cũng học thêm, ôn bài các kiểu, nhưng đến lúc làm bài tập là không làm nổi, học bài xuyên đêm nhưng kết quả ra nó lạ lắm... (Nguồn ảnh: Như Quỳnh)

Còn nhiều cách để tìm kiếm động lực

Chán nản khi nhìn vào những trang sách chi chít chữ, "sốc tận óc" với khối lượng kiến thức và những con số lạ, công thức mới hay những bài kiểm tra với số điểm không mong muốn. Như một lẽ thường tình, chúng ta càng kỳ vọng sẽ càng áp lực.

noi nghe ne khong can ap luc hoc tap moi co dong luc dau - anh 0
"Ngợp" với một bảng công thức mới cùng những con số (Nguồn ảnh: Thanh Phương)
noi nghe ne khong can ap luc hoc tap moi co dong luc dau - anh 0
"Không có áp lực, không có kim cương" (Nguồn ảnh: Nguyễn Trọng Đức)

Mệt mỏi với bài tập về nhà, sợ và ngại khi được gọi lên bảng trả bài hay làm bài tập mới, những bài kiểm tra to nhỏ tới tấp mỗi mùa thi đến,... cụm từ "áp lực học tập" từ lâu đã không còn xa lạ và nó càng lấn cấn hơn khi chúng ta càng trưởng thành, khi mỗi người đều suy nghĩ và biết lo âu nhiều hơn.

noi nghe ne khong can ap luc hoc tap moi co dong luc dau - anh 0
Vừa học vừa chơi, học mà chơi, chơi mà học (Nguồn ảnh: Nguyễn Trọng Đức)

Động lực không nhất thiết phải xây dựng từ áp lực. Động lực có thể từ bản thân, ví dụ tự tặng cho mình một phần thưởng nhỏ như quay một clip tóp tóp khi hoàn thành bài tập hay đạt điểm số mong muốn.

Hoặc thử liên lạc cùng nhóm bạn để trò chuyện "cứu mood" nhau lên sau khoảng thời gian dài học tập chẳng hạn. Những cuộc gặp gỡ tưởng như chẳng giúp gì cho nhau nhưng thực chất lại đang ngầm giúp nhận ra giá trị bản thân.

Và cuối cùng, không cần áp lực học tập mới có động lực. Thử tập khoan dung với bản thân, nếu chẳng may điểm số thấp, tìm ra lỗi sai, sửa, để không mắc lại lần thay vì cứ trách móc bản thân.

Liên tiếp những vụ tự tử vì áp lực học hành: Đừng xem học tập là cuộc đua thành tích

Những sự vụ đau lòng vì áp lực học tập: ‘Cuộc đua’ thành tích đang hủy hoại sức khỏe tinh thần!

‘Chỉ có học thôi mà cũng stress’: Gen Z đã trải qua những gì với áp lực học tập?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ