Những món ăn vặt kỳ lạ tại Ấn Độ khiến cộng đồng mạng tò mò vì chất lượng và cách chế biến đậm chất đường phố.
Ram Kand Mool
Món ăn vặt đường phố Ấn Độ với tên gọi Ram Kand Mool khiến giới chuyên môn phải đau đầu vì không rõ nguồn gốc về loại thức ăn này, đến nỗi người bán cũng không chịu tiết lộ về danh tính của món ăn.
Người bán hàng sẽ dùng dao cắt một lát mỏng từ thân của một loại củ khổng lồ, màu nâu đỏ, thân màu trắng kem. Mỗi phần ăn sẽ được thêm gia vị như mật ong, đường cọ, chanh muối hoặc bột ớt để tăng thêm gia vị cho Ram Kand Mool.
Nội dung liên quan
Sau đó món ăn này được nhiều thực khách biết đến vì tò mò về nguồn gốc thật sự của Ram Kand Mool, nhiều ý kiến cho rằng đây là một loại củ đặc trưng tại Ấn Độ nhưng số khác lại nghĩ đó là thân cây. Được biết loại củ này có thể nặng đến 300kg.
Theo nhiều thực khách chia sẻ món ăn Ram Kand Mool sẽ có độ giòn, mát giống như các loại cơm dừa, nhưng điểm chung của các món ăn tại Ấn Độ là đậm mùi gia vị.
Sau nhiều năm nghiên cứu, đến vào năm 2010, khi một nhóm các nhà khoa học tiến hành xét nghiệm ADN trên một lát của loại củ kỳ bí này, kết quả cho thấy nó trùng khớp 89% mã ADN của cây thùa. Nhưng món ăn này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa có kết quả chính thức.
Nước nha đam
Nước nha đam không quá xa lạ với người Việt Nam nhưng tại Ấn Độ có nhiều đặc trưng riêng biệt. Cụ thể trong cách chế biến của món nước nha đam tại đường phố Ấn Độ, người bán sẽ dùng tay cạo lấy phần thịt của nha đam và nghiền nát bằng tay. Sau đó sẽ dùng một túi vải để lọc lấy nước, nước sau khi qua công đoạn này sẽ pha cùng siro để thưởng thức.
Tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công, tay trần nên khiến người mua cảm thấy sợ vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên món nước đặc trưng của mùa hè tại Ấn Độ vẫn được bày bán và ủng hộ từ người dân bản địa.
Đây là món nước phổ biến của người Ấn Độ và xuất hiện khắp những con phố. Vì nước nha đam sau khi ép sẽ có độ nhớt nhất định tạo nên độ đặc biệt của món nước kỳ lạ này.
Fire Paan
Món ăn Fire Paan hay tên gọi dễ hiểu hơn là trầu lửa, xuất hiện tại Ấn Độ vào năm 1972 và được bày bán phổ biến trên đường phố của đất nước Hồi giáo này. Nguyên liệu chính của món Fire Paan chính là lá trầu, thay vì dùng trầu với vôi như Việt Nam, người Ấn sẽ cho hỗn hợp các loại gia vị lên trên là trầu sau đó dùng lửa đốt và cho vào miệng.
Người bán sẽ cuốn lá trầu, bên trong chứa nhiều nguyên liệu gia vị đặc trưng như trái cây sấy khô, đường, mukhwas và ghim vài hoa đinh hương khô rồi dùng lửa đốt cháy. Sau đó người bán sẽ đưa phần trầu đang cháy vào miệng của khách hàng, độ nóng của món ăn không làm tổn thương đến sức khỏe của thực khách.
Được biết món ăn đường phố này ở Ấn Độ còn được xem là một phương pháp chữa được nhiều loại bệnh như ho, cảm lạnh và nhức đầu và phòng tránh bệnh cảm cúm.
Phan pyut
Phan Pyut là món ăn kỳ dị tại Ấn Độ, thay vì thu hoạch khi khoai đến mùa, khoai tây được để nguyên hoặc ủ lên men cho đến khi chúng thối rữa, có thể ăn trực tiếp hoặc nấu chín với gia vị.
Phan Pyut phổ biến ở khu vực phía đông của Ấn Độ, món ăn này thường được ăn kèm cùng một số gia vị đặc trưng của Ấn Độ.
Tuy là chế biến từ khoai tây hỏng nhưng nhiều người nhận xét món ăn này khá ngon, có thể do kết hợp với nhiều gia vị nên đã lấn át mùi vị đặc trưng của khoai tây thối.
Ẩm thực Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa tại vùng đất này. Được mệnh danh là thiên đường của các loại gia vị, vì thế các món ăn tại Ấn Đồ điều rất đậm vị được kết hợp từ các loại gia vị đặc trưng như nghệ, lá nguyệt quế, ớt, lá thì là, garam masala, bột bạch đậu khấu...
Nguồn: TH&PL