Những mối quan hệ nào cần xây dựng khi còn là một sinh viên?

Có nhiều mối quan hệ là điều cần thiết khi lên đại học, không chỉ đơn thuần là những người bạn.

Là một sinh viên khi bước vào môi trường đại học cần xác định cụ thể mục tiêu cho bản thân học tập và trau dồi mỗi ngày. Ngoài việc tự học, học hỏi từ bạn bè chúng ta vẫn nên có cho mình sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn cao và hiểu biết như giảng viên Đại học hay các anh chị đi trước.

Khi thiết lập được mối quan hệ tốt như vậy chúng ta sẽ nhanh chóng hoàn thiện bản thân hơn với vốn tri thức lẫn kinh nghiệm "đời" mà họ truyền đạt đến. 

nhung moi quan he nao can xay dung khi con la mot sinh vien - anh 0
Phải biết chủ động tìm kiếm nhiều mối quan hệ từ khi còn là một sinh viên 

"Có nhiều mối quan hệ" nghe có vẻ không công bằng nhưng rất thực tế

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề khá "nhạy cảm" này nhưng đa số là trái chiều. Nhiều quan điểm cho rằng sự thành công hay thăng tiến của một ai đó dựa vào sự quen biết từ trước là dấu hiệu sự thiên vị và trên thực tế thì những người đó chẳng có tí năng lực nào cả.

Cụm từ hay được nhắc đến như "con ông cháu cha", ý chỉ những người có "gốc rễ" rất lớn và nhờ vào đó để được đề bạt, đánh giá cao trong khi những người khác vốn dĩ tài giỏi hơn nhiều lại không thể như vậy chỉ vì không có mối quan hệ. 

nhung moi quan he nao can xay dung khi con la mot sinh vien - anh 0

Nhiều lời phê bình là thế nhưng có rất nhiều người lại thành công nhờ vào bí kíp tạo lập nhiều mối quan hệ với những người tài giỏi và có địa vị trong xã hội. Chúng ta nên nhìn nhận khách quan rằng "mối quan hệ" là cơ hội chứ không phải "cửa sau" như mọi người thường nói. 

Những công việc bạn tìm đôi khi lại đến từ những người quen biết hay bạn sẽ nhận được lời nhận xét chuyên môn từ họ khi làm một dự án quan trọng nào đó. "Không ai thành công một mình" thế nên phải biết tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp và tận dụng nó để hỗ trợ cho quá trình phát triển của bản thân. 

Vẫn nên có những người bạn "khắc cốt ghi tâm"

Bạn bè là những người đầu tiên chúng ta tiếp xúc khi vừa vào Đại học và họ cũng chính là những chiến hữu sẽ cùng bạn sát cánh trong suốt quãng đời sinh viên từ làm việc nhóm đến các hoạt động trong trường đến những kỳ thi liên tiếp chồng chéo,... Thế nên việc xây dựng một tình bạn gắn kết dài lâu là điều không hề uổng phí. 

nhung moi quan he nao can xay dung khi con la mot sinh vien - anh 0
Đại học sẽ trở nên ý nghĩa nếu có một đám bạn "khắc cốt ghi tâm"

Bạn bè ở đại học đôi khi lại hơi khác so với thời trung học, bạn có thể kết bạn với rất nhiều người, có thể là chung lớp, chung câu lạc bộ hay cùng khoa,...Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là hợp về tính cách, gần gũi để dễ dàng làm việc ăn ý hay vui chơi cùng nhau mà không hề có sự "lạc quẻ" nào. 

Với những tiền bối đi trước

Việc có một người anh, người chị đã "từng trải" và sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn bạn khi cần là một điều tuyệt vời hơn cả. Vì họ hiểu được tâm lý của một sinh viên giống bạn nên sẽ đưa ra rất nhiều lời khuyên bổ ích. Ví dụ như nên học môn này như thế nào cho tốt, nên làm việc nhóm ra sao, môn này nên học thầy cô nào mới dễ hiểu...

Bên cạnh đó họ còn là người bạn có thể tâm sự khi cần, tuy chỉ lớn hơn vài tuổi nhưng lời nói của đàn anh đàn chị vẫn có ích cho bạn hơn là việc bạn tự mình đưa ra quyết định. 

nhung moi quan he nao can xay dung khi con la mot sinh vien - anh 0
Nên thiết lập nhiều mối quan hệ thân thiết với các anh chị cùng khoa hoặc cùng trường

Mối quan hệ tốt với giảng viên

Nếu là một sinh viên, chắc chắn chúng ta không thể nào không quan tâm đến nghề nghiệp, hướng đi phát triển sau này của mình ở một lĩnh vực nhất định. Chính vì mà bạn phải tạo sự kết nối với những người có hiểu biết và chuyên môn cao, gần nhất là các giảng viên ở Đại học. Lời nói của giảng viên dành cho bạn là vô cùng quý giá, bạn nên tập trung cao độ mỗi lần được giảng viên hướng dẫn hay cho lời khuyên vì đôi khi có thể thay đổi cả suy nghĩ của bạn.

nhung moi quan he nao can xay dung khi con la mot sinh vien - anh 0
Giảng viên giống như một Mentor có thể dẫn dắt tốt cho bạn khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Để nhanh chóng làm quen với giảng viên, bạn chỉ cần tạo ấn tượng tốt bằng cách phát biểu nhiều lần để xây dựng bài, chủ động tìm đến sự giúp đỡ của giảng viên sau giờ học tuy nhiên cần chú ý là thời gian của các thầy cô rất có hạn nên hãy mail hay nhắn tin vào những khung giờ hợp lý tránh trường hợp gây phiền toái cho giảng viên, như thế sẽ để lại ấn tượng không tốt. 

GPA cao để làm gì trong khi nhà tuyển dụng cần kinh nghiệm và năng lực?

Có nên học vượt ở đại học?

Có nên lấy công việc làm nail, bán hàng online để làm "thước đo" học thức của phụ nữ?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ