Những bí quyết giúp Gen Z hạn chế chi tiêu hoang phí

Dưới đây là 8 bước giúp Gen Z quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Nhưng bước cuối cùng khó có người làm được!

Những thành viên đời đầu của Gen Z hiện nay cũng đã bắt đầu bước qua tuổi 24, việc quản lý tài chính dần đóng góp một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong cuộc sống của họ. Đặc biệt, Gen Z là thế hệ bắt đầu việc đi làm tương đối sớm hơn các đàn chị đàn anh nên việc nắm rõ các kỹ năng tự quản lý tài chính trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

1. Nắm rõ tình hình tài chính hiện tại

Việc đầu tiên mà bất kỳ ai cũng cần thiết phải biết đó là nhận biết rõ ràng tình hình tài chính của bản thân trong thời điểm hiện tại. Gen Z cần nắm rõ tài sản của mình (assets), các khoản nợ (liabilities) và các nguồn thu nhập của bản thân.

nhung bi quyet giup gen z han che chi tieu hoang phi - anh 0

Bất kể trong những năm đại học hay đã đi làm, việc quản lý tài sản và các nguồn thu/chi sẽ giúp Gen Z nhanh chóng đạt được những "financial goal" của mình, cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Chẳng hạn như việc đặt ra những hạn mức chi tiêu, các khoản tiết kiệm cho những khoản tiền bạn kiếm được qua công việc part-time hay học bổng từ trường đại học.

2. Tạo một khoản tiền dự trữ phòng thân

Tiết kiệm hoặc trích một khoản tiền phòng thân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Gen Z. Theo một khảo sát của OnePoll, 54% Gen Z phải trì hoãn những “milestone” của cuộc đời mình như kết hôn, sinh con hay đầu tư, khởi nghiệp vì vấn đề tài chính.

nhung bi quyet giup gen z han che chi tieu hoang phi - anh 0

Nhiều chuyên gia cho rằng các bạn trẻ nên chia cụ thể tiền của mình vào những khoản riêng biệt và phát triển chúng đều đặn hàng tháng. Khi bạn có những sự cố hoặc nhu cầu bất ngờ như thuyên chuyển công việc, chuyển chỗ ở, các khoản tiền trên sẽ giúp bạn yên tâm về mặt tài chính và tập trung vào việc giải quyết các vấn đề còn lại.

3. Chọn gói bảo hiểm phù hợp

Gen Z cần nhận thức được sự cần thiết của việc chọn mua các loại bảo hiểm ngay lúc này. Nhiều Gen Z vẫn nghĩ mình còn tương đối trẻ và điều này chưa đến lúc cần thiết, tuy nhiên, bản thân các bạn trẻ xứng đáng nhận được sự bảo vệ nhiều hơn và các gói bảo hiểm hiện nay cũng rất phù hợp với thu nhập và khả năng của giới trẻ.

nhung bi quyet giup gen z han che chi tieu hoang phi - anh 0

Chỉ cần bớt đi một vài buổi cà phê hoặc trà sữa, Gen Z có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn về sức khỏe tài chính cũng như sức khỏe của bản thân mình.

4. Học hỏi, gặp gỡ các chuyên gia tài chính

Chưa bao giờ là quá sớm để bạn học hỏi các kỹ năng quản lý tài chính của bản thân. Đây có thể là một bước tiến lớn đối với mỗi Gen Z khi bắt đầu quản lý thu chi một cách chuyên nghiệp hơn và khắt khe hơn. Những cuộc tư vấn hay học hỏi từ những workshop lĩnh vực này sẽ giúp các bạn trẻ hiểu mình cần gì và cần cải thiện điều gì, để có thể quản lý thu chi tốt hơn và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi về tài chính mà bạn thắc mắc suốt thời gian qua và giúp bạn giải tỏa gánh nặng trong việc chi tiêu hàng ngày.

nhung bi quyet giup gen z han che chi tieu hoang phi - anh 0

5. Xem xét và cân bằng chi tiêu

Tất cả mọi người dù thuộc thế hệ nào đi chăng nữa cũng đều cần nắm rõ các khoản phải thu và chi mỗi tháng, nhằm điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp và tạo điều kiện cho bạn đạt những financial goals của mình. Gen Z cũng có thể sử dụng những công cụ phân tích budget trực tuyến hoặc gặp các chuyên gia tư vấn, để có thể hiểu rõ hơn về dòng tiền của mình và tìm ra những hạn mức chi tiêu hợp lý hàng tháng.

6. Quản lý những khoản nợ hoặc trả góp

Một số Gen Z có thể có những khoản nợ hoặc trả góp hàng tháng. Mặc dù tại Việt Nam, các khoản nợ “student loan” hay mua ô tô vẫn chưa thực sự phổ biến, nhưng nếu các bạn trẻ có những khoản phải trả hàng tháng tương tự, hãy chắc chắn rằng kế hoạch trả hàng tháng của bạn phù hợp với các kế hoạch chi tiêu, hay budget hàng tháng của bạn như đã đề cập ở các mục trước.

nhung bi quyet giup gen z han che chi tieu hoang phi - anh 0

7. Bắt đầu tiết kiệm cho tương lai

Mặc dù còn rất lâu Gen Z mới nghỉ hưu, tuy nhiên, việc bắt đầu tiết kiệm khi về già nên được bắt đầu càng sớm càng tốt. Đây cũng nên là một trong những khoản tiền tiết kiệm của Gen Z, bên cạnh khoản tiền dự phòng khi cần thiết. Nếu khoản tiền đó không giúp Gen Z giải quyết các vấn đề, sự cố, khoản tiết kiệm cho tương lai này có thể trở thành một “cứu tinh” bất đắc dĩ cho bạn trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

8. Bước cuối cùng: Xóa Shopee đi! 

(Không giải thích gì thêm)

Quản lý tài chính cá nhân, việc làm giúp Gen Z gạt bỏ âu lo khi "cháy túi"

Gen Z nên tiết kiệm khi còn trẻ hay chi tiêu theo phong cách ta chỉ sống một lần trên đời?

Gen Z - Thế hệ nhỏ tuổi nhưng chi tiêu "sang chảnh"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ