Những bí kíp bạn "thừa biết" nhưng chỉ khi lên đại học mới kịp "thấm"

Tân sinh viên năm nhất trải nghiệm làm "tấm chiếu mới" như thế nào?

Cánh cửa đại học mở ra là cả một thế giới nhiều mới lạ mà chúng ta phải khám phá. Dù đã lường trước những sai lầm và khó khăn khi lên đại học qua những chia sẻ của anh chị khóa trước, nhưng khi chính mình trải nghiệm bạn mới thấm thía và phải "tặc lưỡi" hối hận, giá như mình đừng hời hợt và chủ quan.

Tầm quan trọng của việc tự học - "vua của mọi loại kỹ năng"

Lên đại học mọi thứ sẽ khác, khác biệt nhất là cuộc sống tự lập hơn và chúng ta phải tập chủ động trong mọi việc. Sẽ không còn sự đốc thúc, nhắc nhở sát sao của thầy cô như hồi cấp 3, việc tự học, tự tìm tòi, tự khám phá là một yếu tố quan trọng giúp bạn thuận lợi vượt qua những kỳ thi học thuật khó nhằn. Lên đại học bạn sẽ nghe nhiều về cụm từ "deadline dí sát đít", "chạy deadline xuyên đêm",… cho thấy khối lượng kiến thức, bài vở, đồ án, kế hoạch khá nặng nếu bạn không có sự chuẩn bị trước. 

nhung bi kip ban thua biet nhung chi khi len dai hoc moi kip tham - anh 0

Chuẩn bị ở đây là chủ động tìm kiếm tài liệu để tự học, làm quen trước với kiến thức mới và tự lấp đầy những lỗ hổng kiến thức sau giờ học. Vẫn sẽ có giáo viên hướng dẫn nhưng bạn nên hiểu rằng với số lượng sinh viên đông như vậy, liệu thầy cô có đủ kiên nhẫn khi bạn liên tục bị động và "ngợp" trong việc tiếp thu kiến thức như vậy hay không.

Hầu như mỗi trường sẽ có những group, fanpage do anh chị sinh viên khóa trước lập ra để chia sẻ lại kiến thức và tài liệu hỗ trợ cho sinh viên mới. Nếu đã xác định được nơi dừng chân, điều đầu tiên hãy tham gia và theo dõi ngay những hội nhóm như vậy.

nhung bi kip ban thua biet nhung chi khi len dai hoc moi kip tham - anh 0
Hàng loạt những group chia sẻ kinh nghiệm học tập giúp bạn tự học một cách tốt hơn

Những tài liệu được chia sẻ ở đây đều được anh chị gom góp từ chính tài liệu mà thầy cô trong trường cung cấp, ngoài ra những đề thi, dạng bài tập,… đều được share miễn phí phục vụ các bạn học tập. 

Thời gian không chờ đợi một ai

Thật nguy hiểm nếu như bạn có suy nghĩ "lên đại học nhàn lắm, tha hồ chơi". Vì không bị kiểm soát nhiều như đôi lúc có thể đến lớp trễ, cúp học mà không bị đánh hạnh kiểm, thậm chí cũng có thể bỏ cả việc thi cử,… khi có một giải pháp cứu cánh là "rớt môn thì học lại".

Đồng ý rằng là chúng ta cần thời gian để làm quen với môi trường mới nhưng thời gian ấy càng ngắn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Thời gian không chờ đợi một ai, nhìn 4 năm có vẻ dài nhưng cứ mãi hời hợt, lêu lỏng như vậy thì chớp mắt sẽ nhanh qua thôi. Đến khi nhìn lại, bạn bè ra trường với tấm bằng giỏi, bằng khá, mình vẫn còn "ngoi ngóp" học lại, thi lại, thử hỏi có đáng buồn, đáng tiếc không.

nhung bi kip ban thua biet nhung chi khi len dai hoc moi kip tham - anh 0
Chúng ta cần thời gian để làm quen với môi trường mới nhưng thời gian ấy càng ngắn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

"Học vượt" - cụm từ bạn nên làm quen sớm. Trong lúc bạn đang chuẩn bị cho những bước đầu tiên thì người khác đã lên kế hoạch cho lộ trình học vượt để rút ngắn thời gian học xuống còn 3 năm hoặc thậm chí ngắn hơn. Họ có những mục tiêu trong tương lai gần và đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho vạch đích đó. Bạn có đủ tự tin để trì hoãn và hời hợt tiếp không? Xốc lại tinh thần và nghiêm túc học tập, rèn luyện ngay từ năm nhất vì thời gian sẽ không chờ đợi một ai. 

Bằng cấp quan trọng nhưng kỹ năng mềm là không thể thiếu

Kỹ năng mềm rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nhất là trong học tập và công việc. Một ví dụ điển hình nhất là lúc đi phỏng vấn xin việc, trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào, nhà tuyển dụng cũng đều tìm kiếm và ưu tiên cho những ứng viên có nhiều "kỹ năng mềm".

Hay đơn giản hơn vào những buổi thảo luận nhóm chúng ta cần biết những bước cơ bản để thành lập nhóm, điều hành nhóm và phân chia công việc. Khi có những bài thuyết trình trước lớp chúng ta cũng cần biết những cách để tạo nên một bài thuyết trình hay, hấp dẫn người nghe và truyền thụ tốt…

nhung bi kip ban thua biet nhung chi khi len dai hoc moi kip tham - anh 0

Nhà trường không dạy cho chúng ta những kỹ năng mềm nhưng gián tiếp thúc đẩy ta tự học và tự trau dồi, hoàn thiện nó. Những bài tập lớn giúp chúng ta thực hành kỹ năng làm việc nhóm, luyện tập kỹ năng tư duy sáng tạo qua những cuộc thi khoa học, cân bằng giữa học tập, làm việc và giải trí  giúp ta hoàn thiện hơn kỹ năng quản lý thời gian,...

Có rất nhiều hoàn cảnh mà chúng ta có thể tận dụng để làm môi trường để chủ động phát triển những kỹ năng mềm. Bên cạnh đó một "đặc sản" không thể thiếu khi lên đại học đó chính là các CLB đội nhóm – những "cái nôi" tuyệt vời để nuôi dưỡng những kỹ năng mềm. Làm quen và gắn kết với các thành viên mới tốt hơn qua kỹ năng giao tiếp, vận dụng kỹ năng lãnh đạo để dẫn dắt tập thể đi đúng hướng,… và nhiều kỹ năng khác nữa.

nhung bi kip ban thua biet nhung chi khi len dai hoc moi kip tham - anh 0
Tham gia nhiều câu lạc bộ và hoạt động xã hội cũng là một trong những cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng mềm

Đại học là môi trường đầy những thú vị, dễ thở hay khắc nghiệt là do bạn quyết định. Đừng để 4 năm đại học trôi qua một cách lãng xẹt, hãy khiến nó trở thành một giai thoại đẹp trong quãng thanh xuân đáng nhớ của bạn.

Điểm danh những ký túc xá sang - xịn - mịn của các trường Đại học Việt Nam

Học đại học: Phải đối diện ra sao với cuộc sống "không có bạn bè"?

Có nên học vượt ở đại học?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ