Muốn thành công thì bỏ thói quen ngủ trưa?

Ngủ trưa có thể là một lợi ích đối với những người bận rộn, giấc ngủ giữa ngày giúp con người sảng khoái và công việc được hiệu quả hơn.

Với dân văn phòng thì những giờ nghỉ trưa luôn được tận dụng như cách nạp năng lượng cho một ngày dài làm việc với rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, trước những áp lực của khối công việc chưa hoàn thành thì nhiều người đã tận dụng thời gian này để chăm chỉ làm việc thay vì dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi.

Song đó, một thực tế khác đã tồn tại với nhiều người là định kiến về giấc ngủ trưa, khi nhiều người đang có cái nhìn tiêu cực về nó, thậm chí còn cho đây là điều không nên thực hiện. Dường như sự tuyệt đối hóa cụm từ chăm chỉ hay nỗ lực, cố gắng đang dần vắt kiệt toàn bộ sức lực thể chất và tinh thần của con người bằng những định kiến có phần chưa đúng.

Lợi ích phía sau giấc ngủ trưa của con người

Theo The Chosun, độ dài tối ưu của một giấc ngủ ngắn hiện được cho là tương đối ngắn từ 15 đến 30 phút, giai đoạn nhẹ nhất của giấc ngủ dù là ngắn vẫn sẽ giúp phục hồi mức năng lượng của con người mà không khiến họ loạng choạng khi thức dậy. Một giấc ngủ dài hơn đưa mọi người vào giai đoạn ngủ sâu có thể khiến chúng ta khó trở lại thói quen, chắc chắn giấc ngủ ngắn hơn 90 phút mỗi ngày sẽ không được khuyến khích.

muon thanh cong thi bo thoi quen ngu trua - anh 0
Sự tuyệt đối hóa "chăm chỉ" dường như vắt kiệt sức lực thể chất và tinh thần của người lao động

Giấc ngủ ngắn dài hơn cũng có thể cản trở một đêm ngon giấc, những người bị mất ngủ và cố gắng bắt kịp giấc ngủ bằng cách chợp mắt có thể đi vào một vòng luẩn quẩn, nếu cảm thấy phải chợp mắt, hãy đặt báo thức từ 15 đến 30 phút. Một số lời khuyên hãy nên uống một tách cà phê ngay trước khi nằm xuống, tác dụng của cafein sẽ phát huy trong khoảng nửa giờ sau đó, giúp tỉnh táo hơn.

Mỗi giai đoạn giấc ngủ đều mang đến những lợi ích quan trọng, hơn hết là việc chúng ta không thể làm việc trong trạng thái tinh thần mệt mỏi và cơn buồn ngủ cứ kéo dài, càng không thể lạm dụng sự hỗ trợ từ các thức uống chứa chất kích thích. Những điều trên chỉ mang đến những kết quả ngược lại cho công việc, và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

muon thanh cong thi bo thoi quen ngu trua - anh 0
Việc cứ mãi lao động trong mệt mỏi và lạm dụng sự hỗ trợ gây nên những tác động tiêu cực 

Giấc ngủ giữa ngày có thể sẽ ngắn nhưng giúp hỗ trợ việc cắt được cơn buồn ngủ sau một đêm dài thức cùng deadline hay những giờ liền ngồi làm việc tại văn phòng. Nó sẽ giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn, không phải đối mặt với sự mệt mỏi, đảm bảo được cân bằng giấc ngủ và hơn hết là giúp ta đạt được chất lượng công việc trong những giờ làm tiếp theo.

Thời gian cho bản thân bị đánh đồng bởi sự lười biếng

Đối với những người bị mất ngủ hoặc không có nhiều việc để làm vào ban ngày, hay dù đã chăm chỉ làm việc trong suốt nhiều giờ thì khoảng thời gian nghỉ trưa vẫn bị đánh giá với những điều tiêu cực. Sự hạn chế trong cách nhìn nhận của nhiều người đang dần khiến người lao động vô tình trở thành những con người lười biếng trong công việc.

muon thanh cong thi bo thoi quen ngu trua - anh 0
Việc dành thời gian cho bản thân đang dần trở thành giá trị định hình và đánh giá sự chăm chỉ 

Giấc ngủ trưa đang dần giống như giờ làm việc thêm hay deadline… trở thành những giá trị định hình và đánh giá sự chăm chỉ của một cá nhân, trong khi mọi vấn đề vẫn cần nên được xem xét trong suốt một quá trình dài. Mọi thứ dường như hướng đến những ảnh hưởng tiêu cực, khi con người bỏ quên sức khỏe bản thân mà lao đầu vào làm việc một cách mệt mỏi, cũng sẽ khiến chất lượng công việc bị suy giảm.

Trên thực tế thì đây là khoảng thời gian mà mỗi người nên có được, hoàn toàn không phải vấn đề sai trái hay dễ dàng đánh giá một ai đó chỉ đơn giản vì họ ngủ trưa. Đây là nhu cầu cần thiết, có thể nói là cơ bản để đảm bảo chất lượng công việc và sức khỏe mỗi người, sau một buổi làm việc áp lực việc dành cho mình một giấc ngủ sâu hay những phút chợp mắt là điều rất xứng đáng.

muon thanh cong thi bo thoi quen ngu trua - anh 0
Sự hạn chế trong cách nhìn nhận đang khiến nhiều người trở thành những con người lười biếng

Nên nhìn nhận việc trân trọng sức khỏe bản thân là điều đúng đắn, thậm chí nó cần được ưu tiên hơn cả những áp lực công việc bởi lẽ có được sự ổn định về thể chất và tinh thần thì ta mới có nhiều điều kiện để lao động. Mọi sự quyết định và nhìn nhận vẫn thuộc về bản thân mỗi người, song đó thì hãy biết được những giới hạn và trân trọng sức khỏe bản thân.

Nỗ lực là cần thiết nhưng cần chú ý sức khỏe

Không chỉ riêng vấn đề nghỉ trưa, thực trạng ngày nay là nhiều người vì áp lực cuộc sống và sự cạnh tranh không ngừng nghĩ nên không biết cách trân trọng sức khỏe bản thân. Khi còn trẻ thì song song với những phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu thì cũng có cho mình nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với cuộc sống.

muon thanh cong thi bo thoi quen ngu trua - anh 0
Ngoài sự phấn đấu trong công việc thì cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của sức khỏe 

Tất cả sự nỗ lực đều đáng được trân trọng bởi đó là thứ giúp con người hướng đến sự thành công nhưng đó không phải lý do để chúng ta bất chấp các vấn đề về sức khỏe mà lao động và làm việc. Cũng đừng nhầm lẫn các khái niệm về sự trân trọng thời gian mà bỏ quên chính mình để rồi sẽ phải hối tiếc với những điều đã qua.

Nếu sức khỏe có vấn đề thì việc chi trả cho những khoản tiền tiền quan thậm chí sẽ còn rất nặng so với những cố gắng của chúng ta trong công việc. Vì vậy, hãy biết trân trọng tuổi trẻ của bản thân, yêu mình nhiều hơn và tích cực lao động một cách lành mạnh, hiệu quả thay vì cứ mơ hồ trong những ngày làm việc mệt mỏi.

muon thanh cong thi bo thoi quen ngu trua - anh 0
Mỗi người phải biết yêu bản thân và lao động một cách tích cực, lành mạnh

Cốt lõi của một công việc không chỉ khiến chúng ta có thêm thu nhập, hướng đến các mục tiêu mà còn là việc mỗi người sẽ có được những hạnh phúc với chính sự lựa chọn của mình. Khi có được sức khỏe ta sẽ có nhiều hơn nữa các điều kiện để hướng đến những cơ hội mới, hơn hết là đạt được hiệu quả cao trong mọi công việc được giao.

"Zombie công sở": Không gắn kết, không nỗ lực vì công việc nhưng vẫn ở lại?

Khi cuộc sống "bình thường hóa", nhân viên công sở có thật sự muốn trở lại văn phòng?

Những khác biệt Gen Z tạo ra ở môi trường công sở so với thế hệ trước

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ